Ba lưu ý với doanh nghiệp trong nền kinh tế thương mại tự do

Công Thương 24/11/2018 05:26

Xu hướng hội nhập vẫn là xu hướng chủ đạo; xây dựng doanh nghiệp gắn liền trong nền kinh tế số và chọn phát triền doanh nghiệp theo hướng bền vững.

Đó là ba điểm quan trọng mà TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ với các doanh nghiệp tại Chương trình Nhận diện kinh tế Việt Nam 2019 và khả năng thích ứng của doanh nghiệp kết hợp Lễ trao giải báo chí viết về doanh nhân, doanh nghiệp và môi trường kinh doanh lần VI; Kỷ niệm 25 năm thành lập báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp tại TP.HCM diễn ra mới đây.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu tại chương trình

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu tại chương trình

Giải thích rõ hơn về ba vấn đề cần lưu ý nêu trên, TS. Vũ Tiến Lộc cho biết trong bối cảnh kinh tế hiện nay, xu hướng quan trọng nhất của nền kinh tế vẫn là vấn đề hội nhập, mặc dù trong môi trường này có sự tranh chấp, đe dọa về thương mại nhưng xu hướng hội nhập vẫn là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới.

Dẫn chứng về xu hướng chủ đạo này TS. Vũ Tiến Lộc cho biết theo như lãnh đạo của nước Mỹ, họ cũng đang hướng đến thương mại tự do - một nền thương mại tự do nhưng phải công bằng. Hiện nay doanh nghiệp cần tiếp tục thúc đẩy hội nhập và củng cố các nền tảng đa phương thay vì nền tảng song phương. "Bởi xu hướng hội nhập vẫn là chủ đạo mặc dù có những khó khăn", TS Vũ Tiến Lộc cho biết.

Thứ hai là nền kinh tế số, theo Chủ tịch VCCI, doanh nghiệp phải hiểu cho đúng khái niệm về công nghệ 4.0. Theo TS Vũ Tiến Lộc: "Hiện nay các văn kiện của APEC không ai nói đến 4.0. Xu hướng chung hiện nay đó là kỉ nguyên số, kinh tế số, xã hội số. Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp hãy nghĩ đến những điều cụ thể, đơn giản nhất như việc cần có một địa chỉ trang web của doanh nghiệp mình, card của doanh nghiệp cần có địa chỉ các trang web để hội nhập kinh tế số,... Các doanh nghiệp hãy đưa công nghệ số vào từng công việc cụ thể như việc quản trị vào kinh doanh. Nền kinh tế số là yếu tố quan trọng trong xu hướng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện nay. Kinh tế số cũng là điều rất quan trọng để các doanh nghiệp tạo ra được sự canh tranh công bằng với các doanh nghiệp lớn."

Có thể bạn quan tâm

  • “Mập mờ” trong gói thầu hàng trăm tỷ tại Học viện Cán bộ TP.HCM

    “Mập mờ” trong gói thầu hàng trăm tỷ tại Học viện Cán bộ TP.HCM

    16:20, 20/11/2018

  • Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM liên quan vụ Phan Văn Anh Vũ

    Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM liên quan vụ Phan Văn Anh Vũ

    19:47, 19/11/2018

Ba là doanh nghiệp phải hướng đến sự phát triển bền vững. Giá cả sản phẩm không quyết định được tất cả khi hiện nay các nhà bán hàng, các đối tác của các doanh nghiệp luôn có xu hướng chọn việc kinh doanh hàng hóa bảo đảm mang lại lợi ích cho cộng đồng, môi trường và mang lại lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp đi ngược lại với các tiêu chí phát triển hàng hóa bền vững sẽ tạo ra những rào cản khi tham gia thương mại tự do. Các doanh nghiệp cần lưu ý đến các tiêu chí phát triển bền vững để đảm bảo tạo ra lợi nhuận bằng cách phụng sự xã hội, phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Chia sẻ thêm về những vấn đề của doanh nghiệp trong nền kinh tế hiên nay, TS. Vũ Tiến Lộc cho biết, có một điều mà cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh đang rất lạc quan, đó là mặc dù trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đang diễn ra khó lường, nhưng 51 % doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong giai đoạn tới. Hiện Việt Nam được biết đến là quán quân trong việc thu hút đầu tư nước ngoài trong 12 tháng tới. Với Hiệp định thương mại tự do sẽ thông qua trong thời gian tới mở ra kỳ vọng không gian thị trường vô tận - cơ hội để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thu hút đầu tư. Đây cũng là động lực để thúc đẩy Chính phủ, cộng đồng phát triển tới một môi trường kinh doanh công bằng. "Chỉ có môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng mới tạo ra điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp phát triển", TS Vũ Tiến Lộc nói.

Chương trình nhận diện kinh tế Việt Nam 2019 và khả năng thích ứng của doanh nghiệp

Chương trình nhận diện kinh tế Việt Nam 2019 và khả năng thích ứng của doanh nghiệp

Cũng theo TS. Lộc hiện nay các doanh nghiệp mới tận dụng được 40% các điều kiện về Hải quan.  Điều này cũng là bước cản đối với các doanh nghiệp bởi vậy cần phải tìm hiểu các thông tin về hiệp định thương mại, lộ trình thuế quan để tạo ra các sản phẩm đảm bảo lộ trình xuất khẩu.

Tại tọa đàm của chương trình, nhiều ý kiến của các chuyên gia nhận định về nền kinh tế 2019 cũng được đưa ra mổ xẻ. TS Đỗ Thiên Anh Tuấn -  Giảng viên Fulbright Việt Nam, cho biết: "Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2019 sẽ không có nhiều thay đổi so với kinh tế 2018, trong khi đó, chỉ tiêu của Quốc hội đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2019 tăng thêm 0,1% so với năm 2018. Nhìn vào chỉ tiêu và dự báo của các tổ chức quốc tế như Qũy Tiền tệ Quốc tế hay Ngân hàng Thế giới, chúng ta thấy năm 2018, bên cạnh những tăng trưởng trong nước đã thúc đẩy cải cách và môi trường kinh doanh tốt hơn. Tuy nhiên, tốc độ suy giảm kinh tế toàn cầu chắc chắn sẽ góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 sẽ không còn thuận lợi như 2018. Do vậy, cần sự đòi hỏi vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp… Quan điểm cá nhân, tôi cho là để đạt được sự tăng trưởng 0,1% so với 2018 là vấn đề rất thách thức."

Cũng theo TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, từ góc độ doanh nghiệp, thiết nghĩ cần có sự điều chỉnh kinh doanh sao cho phù hợp, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cũng cần chú ý tới các khoản vay dài hạn, đặc biệt là những khoản vay lãi suất thả nổi. Với những doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ mà không có nguồn thu ngoại tệ thì khả năng rủi ro cũng khá lớn...

"Do đó, doanh nghiệp cũng cần tăng cường năng lực quản trị tài chính, công cụ quản trị rủi ro, tái sinh… để phòng vệ cho những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Các doanh nghiệp cũng nên tận dụng những cơ hội thương mại trong đó có Hiệp định thương mại tự do CPTPP mà chúng ta chuẩn bị tham gia trong thời gian tới." TS Anh Tuấn cho biết.

Nói về giải giải pháp dài hạn, TS Anh Tuấn khẳng đinh: “Chính phủ cần nhanh chóng cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư cho doanh nghiệp; Đầu tư công nghệ cao. Thực tế, nếu không đầu tư vào năng lực công nghệ thì có lẽ các doanh nghiệp Việt sẽ bị bỏ lại ngoài lề của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Công Thương