Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV: Thảo luận trúng vấn đề cử tri quan tâm
Tại kỳ họp lần này, nhiều nội dung lựa chọn thảo luận, chất vấn được cử tri cả nước quan tâm. Qua kết quả biểu quyết, thể hiện tinh thần đại biểu đã tiếp thu ý kiến của đông đảo nhân dân.
Kết thúc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, nhiều nội dung lựa chọn thảo luận, chất vấn được cử tri cả nước quan tâm. Đặc biệt, với kết quả biểu quyết thông qua các bộ Luật, Nghị quyết được dư luận đánh giá cao, các đại biểu quốc hội đã lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân cả nước.
Điều hành tại phiên thảo luận về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), chiều 12/6, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, đây là phiên đầu tiên có nhiều đại biểu đăng ký phát biểu nhưng cuối giờ vẫn còn 54 đại biểu đăng ký nhưng chưa được phát biểu.
“Trong suốt những năm tôi làm Phó chủ tịch Quốc hội, đây cũng là phiên đầu tiên có nhiều đại biểu Quốc hội đăng ký mà chưa được phát biểu, tôi thấy đây là một trong những nội dung quan trọng, chắn chắn Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức nhiều phiên họp nữa để chúng ta thảo luận các nội dung này cho thật thấu đáo” - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nói.
Có thể bạn quan tâm
Ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
08:21, 14/06/2019
Phân công chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
18:40, 25/04/2019
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV: Bổ sung 4, rút 3 dự án luật
00:00, 17/04/2019
Quốc hội thông qua phương án “đã uống rượu, bia thì không lái xe”
11:40, 14/06/2019
Tuần làm việc thứ 4: Quốc hội sẽ thông qua 7 Luật
06:30, 10/06/2019
Đại biểu Quốc hội: Mong các Bộ trưởng sẽ thực hiện lời hứa!
01:20, 07/06/2019
Đồng quan điểm với Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, bên hành lang Quốc hội, đánh giá về Kỳ họp thứ 7, một số ĐB cũng cho rằng cần tăng thêm thời gian thảo luận, đặc biệt là với các luật mà nhiều ĐB và cử tri quan tâm.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): Cần tăng thời gian thảo luận ở tổ
Đoàn chủ tịch có cách điều hành nhạy bén và chủ động, có sự phân công “đều tay” giữa Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch, cương quyết với những đại biểu nói quá giờ hoặc chất vấn ngoài nội dung.
Tuy nhiên, có một số góp ý về thời gian thảo luận tại hội trường cũng như ở tổ về một số luật như Luật Giáo dục, Luật Công chức, Viên chức, đặc biệt là Bộ luật Lao động sửa đổi cần có nhiều thời gian để thảo luận, có rất nhiều đại biểu đăng ký phát biểu nhưng thời gian thảo luận các luật này lại bị chèn vào bằng việc biểu quyết các Nghị quyết nên nhiều đại biểu muốn phát biểu mà không có thời gian.
Tôi cũng đề nghị cần tăng thời gian thảo luận ở tổ, với thời gian 2 tiếng đồng hồ mà thảo luận 2 bộ luật thì không đủ. Tại tổ của các ĐB tỉnh Đồng Tháp, chỉ 5 - 6 ý kiến phát biểu là đã hết thời gian. Quốc hội cần lưu ý phân bổ thời gian hợp lý. Với những bộ luật mà đại biểu quan tâm, nhiều ý kiến đăng ký phát biểu thì bố trí dài thời gian, còn những dự án luật có khả năng ít đại biểu tham gia thì bố trí ngắn thời gian.
Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang), Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội: Đâu đó vẫn còn lợi ích nhóm
Tôi cho rằng việc thẩm tra, tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự án luật còn chưa đạt mong muốn, do đâu đó vẫn còn lợi ích nhóm. Thực tế, có việc đưa ra luật để có lợi cho ngành mình. Khi ban hành Nghị định triển khai luật thì lợi ích bộ ngành càng thể hiện rất rõ.
ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu): Thảo luận đúng trọng tâm vấn đề cử tri mong muốn
Tôi đánh giá cao nội dung của kỳ họp diễn ra theo đúng với dự kiến ban đầu, diễn ra trong bối cảnh cần hoàn thiện một số luật.
Tôi ấn tượng với công tác điều hành của đồng chí Chủ tịch Quốc hội với cách điều hành rất linh hoạt, chất lượng và đạt hiệu quả cao, đặc biệt là tại các phiên chất vấn, chủ tọa rất sát sao các vấn đề, điều hành thời gian chính xác.
Với các đại biểu, qua mỗi kỳ họp các bài phát biểu thảo luận đã đi vào trọng tâm, có sự nâng cao hơn về mặt chất lượng, câu hỏi chất vấn đi thẳng vào vấn đề và có sự tranh luận, phản biện phù hợp.
Với công tác ban hành luật và chương trình giám sát của kỳ họp này, qua thảo luận và đóng góp của các ĐB, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và bấm nút thông qua với tỷ lệ rất cao.
ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng): Cách tiếp thu của ban soạn thảo còn khiên cưỡng
Kết thúc kỳ họp, cơ bản chúng ta đều đạt được các chương trình đề ra. Hình ảnh sinh động nhất là tính dân chủ trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của ĐB ngày càng được nâng cao, thể hiện trong các biểu quyết của chúng ta tại kỳ họp.
Tôi nghĩ rằng tinh thần đó nên tiếp tục duy trì và phát huy ở mức độ cao hơn, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng pháp luật, bởi nó tiệm cận tới nhu cầu về mặt chân lý đó là đảm bảo hệ thống pháp luật , thống nhất đồng bộ, tránh những chồng chéo không cần thiết.
Tuy nhiên, có một số quy định sau nhiều lần thảo luận, các ĐB và các đoàn, các địa phương cho ý kiến nhưng dường như cách tiếp thu của ban soạn thảo còn khiên cưỡng, có những ý được giải thích theo hướng khác để bảo vệ quan điểm so với góc nhìn thực tiễn từ địa phương, cơ sở.
Ví dụ, với hệ thống văn bằng của trường Y, chúng ta vừa thông qua Luật Giáo dục, trong đó có rất nhiều ý kiến cần phải quy định rõ ràng hơn hệ thống văn bằng của ngành y bởi nó có đặc thù riêng của nó. Nhưng dự thảo vừa rồi đưa ra để thông qua thì vẫn chưa đạt được như mong muốn. Qua đó cho thấy một số ĐB tỏ thái độ không đồng tình với việc này; Tương tự, đối với Luật rượu bia, điều 19 nói về các địa điểm không được bán rượu bia trong dự thảo đã thông qua, một trong các địa điểm đó là các cơ sở y tế, nhưng lại vẫn có một dòng in nghiêng “trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định”. Tôi cho rằng câu đó không liên quan tới nội dung của Luật rượu bia, thứ nhất nội hàm của dòng chữ in nghiêng đó chưa được đưa ra để ĐB thảo luận và xem xét; thứ hai nội hàm của dòng đó dường như không liên quan tới chuyện cấm rượu bia, một bên là nghiệp vụ chuyên môn của bác sĩ và một bên là địa điểm bán bia; và thứ 3 là bác sĩ không phải là người làm công việc chỉ định việc bán bia. Đó là một trong những điểm khiến các ĐB chưa hài lòng.