Đề xuất tư nhân đầu tư vào lưới điện truyền tải

Nguyễn Việt 04/07/2019 22:00

Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ cần có cơ chế xã hội hóa, có thể tư nhân đầu tư xây dựng truyền tải, tháo gỡ khó khăn về vốn cho Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia.

có thể tư nhân đầu tư xây dựng truyền tải, tháo gỡ khó khăn về vốn cho Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia. Ảnh: Nguyễn Việt

Bộ Công Thương đề xuất có thể kêu gọi tư nhân đầu tư xây dựng truyền tải, tháo gỡ khó khăn về vốn cho Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia. Ảnh: Nguyễn Việt

Từ đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc cấp phép năng lượng mặt trời ở Ninh Thuận, Bình Thuận quá nhiều và ồ ạt, không đồng bộ với lưới điện truyền tải và phá vỡ quy hoạch mặt trời ở miền Trung, miền Nam Trung Bộ.

Trả lời về vấn đề này tại buổi họp báo thường kỳ quý II/2019 của Bộ Công Thương, ông Bùi Quốc Hùng - Phó Cục trưởng Cục điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, trong đó, có cơ chế ưu đãi về giá điện với giá 9,35 cent/kWh, có thời hạn đến tháng 6/2019. Từ những ưu đãi đó, các địa phương có tiềm năng về năng lượng mặt trời đã có thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, đặc biệt là Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk.

Một số dự án ở Bình Thuận quá tải

Cùng với đó, nhiều tỉnh cũng bổ sung quy hoạch điện gió. Chính phủ cũng đã có Quyết định 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, với giá bán lẻ 8,5 cent/kWh đối với khu vực trên bờ; 9,8 cent/kWh đối với khu vực ngoài khơi. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục bổ sung Quy hoạch phát triển điện gió vào trong Quy hoạch phát triển địa phương cũng như Quy hoạch phát triển quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

  • Kêu gọi tư nhân đầu tư vào lưới điện truyền tải

    Kêu gọi tư nhân đầu tư vào lưới điện truyền tải

    22:00, 04/07/2019

  • Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam đạt trên 30%

    Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam đạt trên 30%

    21:20, 04/07/2019

  • Năm 2019, trên 43% khách hàng sẽ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

    Năm 2019, trên 43% khách hàng sẽ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

    16:29, 04/07/2019

Về vấn đề đấu lưới một số dự án điện mặt trời Ninh Thuận, Bình Thuận và một số dự án đến thời hạn 30/6/2019 sẽ đi vào phát điện và vận hành. Tuy nhiên, một số dự án ở Bình Thuận quá tải, dẫn đến lưới điện không tải hết các công suất này. Ngay từ khi bổ sung các quy hoạch điện tỉnh, quy hoạch quốc gia, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có những giải pháp giải quyết vướng mắc này.

Đầu tư về truyền tải rất khó khăn, mất nhiều thời gian. Nhằm giải quyết vấn đề này, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp. Cụ thể, về quy hoạch, Bộ Công Thương đã có tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ có Văn bản 1891/TTg-CN đồng ý phát triển bổ sung Quy hoạch điện VII điều chỉnh danh mục các dự án lưới điện truyền tải, nhằm giải tỏa công suất các nguồn điện mặt trời.

Theo đó, bổ sung xây dựng mới 11 dự án lưới điện, thông qua trạm biến áp (TBA) 500kV Thuận Nam và đường dây (ĐD) 500KV Thuận Nam – Chơn Thành về trung tâm phụ tải khu vực phía Nam. Cụ thể: TBA 500/220kV Thuận Nam, ĐD 500 đấu nối TBA 500kV Thuận Nam chuyển tiếp 4 mạch trên ĐD 500 kV Vân Phong – Vĩnh Tân, ĐD 500kV mạch kép Thuận Nam – Chơn Thành, ĐD 220 kV Vĩnh Tân – Tháp Chàm, các ĐD 220kV mạch kép 220kV Ninh Phước – Vĩnh Thân, nâng công suất các TBA 500 kV Vĩnh Tân, Di Linh, nâng công suất các TBA 220kV Tháp Chàm….

Vừa qua, EVN và Tổng công ty truyền tải quốc gia Việt Nam trong cuối tháng 5 đã chính thức đón nhận đường dây 500kV Vĩnh Tân, đảm bảo tương đối công suất của các dự án lưới điện mặt trời. Về tiến độ xây dựng đường dây, các công trình ĐD 110kV có 6 công trình sẽ đóng điện năm 2019 như ĐD Lương Sơn – Hòa Thắng – Mũi Né, Tháp Chàm – Ninh Thuận – Phan Rí. Đầu năm 2020, nhiều công trình khác cũng hoàn thành như: ĐD Tháp Chàm – Ninh Phước – Phan Rí và Phan Rí – Lương Sơn, Lương Sơn – Mũi Né – Phan Thiết, trạm 220kV Phan Rí 2 – Đại Ninh.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, việc đầu tư triển khai xây dựng các đường dây gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, thời gian thi công. Và đặc biệt khó khăn về đền bù giải phóng mặt bằng. Có những công trình chỉ vướng 1-2 hộ dân nhưng kéo dài hàng năm mới giải phóng. Ngoài ra, công tác lựa chọn nhà thầu gặp nhiều khó khăn, ít nhà thầu tham dự do hàng loạt dự án nguồn năng lượng tái tạo đang triển khai đã thu hút gần như toàn bộ nhân lực của các nhà thầu xây lắp.

Xã hội hóa để tư nhân đầu tư xây dựng truyền tải

Về các công trình đang chuẩn bị đầu tư, ông Hùng cho biết, đó là nâng công suất Vĩnh Tân TBA 500kV Vĩnh Tân quy mô 2 x 900 MVA, dự kiến khởi công quý I/2020, đóng điện quý IV/2020; nâng công suất TBA 500kV Di Linh 900MVA khởi công vào quý 1/2020, đóng diện quý IV năm 2020. Nâng công suất trạm 220kV Tháp Chàm công suất 2 x 250MVA khởi công quý IV/2019, sẽ đóng điện vào quý I/2020. TBA 220kV Ninh Phước và đấu nối công suất 2 x 250 MVA khởi công quý IV năm 2019, đóng điện quý IV/2020.

Ngoài ra, các dự án đang thi công: TBA 220 kV Phan Rí công suất 2 x 250MVA đã khởi công tháng 12 năm 2018. Tuy nhiên, đang giải phóng mặt bằng, dự kiến đóng điện quý II/2020. ĐD 220kV Nha Trang – Tháp Chàm 2 x 88km khởi công tháng 12/2016, hiện cũng đang vướng mắc. “Hy vọng năm 2020 cũng như năm tiếp theo với những giải pháp đó có thể đáp ứng, giải tỏa cơ bản công suất từ các nhà máy điện mặt trời”, ông Hùng nói.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo EVN, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia khẩn trương tổ chức nhiều cuộc họp về tình hình vận hành thương mại các nhà máy điện mặt trời, tháo gỡ các vướng mắc, đôn đốc tiến độ vận hành các dự án lưới điện.

Mặt khác cũng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ có cơ chế xã hội hóa, có thể tư nhân đầu tư xây dựng truyền tải, tháo gỡ khó khăn về vốn cho Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia. Đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có những cơ chế chống quá tải lưới điện năm 2020.

Nguyễn Việt