Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam
Lần đầu tiên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chủ trì một diễn đàn về kỹ năng lao động Việt Nam với sự tham gia của hơn 1.500 đại biểu.
Diễn đàn Quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” với chủ đề: "Doanh nghiệp đồng hành đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp" diễn ra ngày 15-16/11 tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, Mỹ Đình, Hà Nội.
“Đây là lần đầu tiên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chủ trì 1 diễn đàn về kỹ năng lao động Việt Nam, cùng dự Diễn đàn có Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng. Tham dự diễn đàn có hơn 1.500 đại biểu bao gồm đông đảo các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có sử dụng nhiều nhân lực, các chuyên gia về giáo dục”. - Ông Trương Anh Dũng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Tăng trưởng của Việt Nam chưa tạo được đột phá về năng suất lao động
09:49, 30/10/2019
Ông Đỗ Cao Bảo: Làm thêm giờ là quyền của người lao động
15:10, 28/10/2019
"Răn đe tổ chức, cá nhân đưa lao động xuất khẩu trái phép"
14:14, 28/10/2019
Hãy để doanh nghiệp và người lao động tự thỏa thuận giờ làm thêm
11:00, 28/10/2019
ILO: Người lao động trong 97% nhà máy dệt may tự nguyện làm thêm giờ
16:05, 25/10/2019
Doanh nghiệp phá sản thì người lao động sẽ “không phải” đi làm nữa chứ cần gì giảm giờ làm
12:32, 24/10/2019
Diễn đàn do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đồng tổ chức dưới sự chủ trì của Chính phủ.
Theo đó, diễn đàn nhằm khẳng định tầm nhìn và khát vọng trong chuẩn bị nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng quốc gia khởi nghiệp, đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, trở thành nước phát triển vào năm 2045.
Đồng thời, đưa ra thông điệp về vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; chuyển mạnh theo hướng đào tạo nghề nghiệp gắn với doanh nghiệp, theo địa chỉ đặt hàng và thị trường lao động.
Đây cũng là một dịp để đánh giá kết quả việc thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp sau 03 năm triển khai; đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp đối với xã hội, cộng đồng doanh nghiệp nhằm tiếp tục tăng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Đa số những người lao động đi làm việc ở nước ngoài đều thông qua các trường nghề. Những nghề đang được các quốc gia cần nhân lực nhiều là điều dưỡng, cơ khí, công nghệ ô tô, hàn...
Dự kiến, kết thúc diễn đàn, ban tổ chức sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về các giải pháp đột phá phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề.
Đồng thời, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội nghề nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp vào cuộc mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong việc phát triển kỹ năng, đổi mới, tăng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.
Tại buổi gặp gỡ báo chí thông tin về Diễn đàn mới đây, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Quân cho biết, diễn đàn sẽ tập trung vào sự tham gia của doanh nghiệp để giải quyết hài hòa giữa nhu cầu của doanh nghiệp và khả năng cung ứng nguồn nhân lực của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đồng thời thu hút sự ủng hộ của người dân vào học nghề.
Hiện nay cả nước có khoảng 54 triệu lao động nhưng mới có 24% qua đào tạo. Vì thế, muốn lực lượng lao động qua đào tạo có chất lượng thì doanh nghiệp phải hợp tác với trường nghề.
Theo Thứ trưởng Lê Quân, việc học cao đẳng trước đây giống như con đường vòng để học liên thông lên đại học. Nhưng trong giai đoạn mới, giáo dục nghề nghiệp là con đường gia nhập vào thị trường lao động nhanh nhất, có việc làm tốt và thu nhập ổn định.
Đồng thời, yếu tố duy nhất làm thay đổi giáo dục nghề nghiệp và cung ứng nhanh nhất, nhiều nhất nguồn nhân lực lao động có kỹ năng tay nghề cao cho xã hội đó là sự tăng cường hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, chỉ khi nhà trường và doanh nghiệp cùng hợp tác thì mới giải quyết được bài toán nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Muốn như vậy, nhà trường và doanh nghiệp phải hợp tác với nhau từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, thiết kế chương trình đào tạo đến cùng nhau tuyển sinh, cùng nhau đào tạo, giải quyết việc làm cho người học, tổ chức chương trình đào tạo song hành gắn đào tạo lý thuyết ở trường và thực hành tại doanh nghiệp.
"Làm được như vậy, khi đó doanh nghiệp sẽ có nhân lực, còn phía nhà trường có khả năng thu hút học sinh, sinh viên. Doanh nghiệp chỉ hài lòng khi chất lượng giáo dục tăng”. - Thứ trưởng Lê Quân khẳng định.
Diễn đàn gồm 3 phiên chính dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bao gồm:
|