Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói gì về giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí?
“Không phải thành phố Hà Nội im lặng hay không làm việc gì, mà chúng tôi đã triển khai tích cực rất nhiều giải pháp để giảm ô nhiễm không khí”.
Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Zing.vn về giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí tại Hà Nội.
Những ngày qua, ô nhiễm không khí tại Hà Nội liên tục ở ngưỡng tím, thậm chí nhiều điểm đã chạm ngưỡng nâu, thậm chí nhiều chuyên gia khuyến cáo, người dân nên hạn chế ra ngoài.
Nếu đối chiếu số liệu chất lượng không khí từ ngày 29/11 - 13/12, có thể thấy, mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội có xu hướng tăng hơn so với tuần trước (từ ngày 30/11-6/12).
Đặc biệt trong các ngày từ 10 - 14/12 chỉ số chất lượng không khí (AQI) ngày tại Hà Nội đã chạm ngưỡng rất xấu (giá trị từ 201-300). Giá trị trung bình 24 giờ của PM2.5 tại các thành phố từ đầu tháng 12 tới nay, nhìn chung, có xu hướng tăng.
Trước thực tế này, Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân nên hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).
Đồng thời, nên vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Cùng với đó, người dân cũng nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống, đặc biệt hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga.
Bộ Y tế cũng lưu ý thêm, người dân nên trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.
Riêng đối với trường hợp người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn.
Người dân cũng nên hạn chế tối đa đi ra ngoài, đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. Bên cạnh đó, cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời...
Có thể bạn quan tâm
"Thoát" ô nhiễm không khí ở Hà Nội: Trông chờ những... cơn mưa?
14:48, 16/12/2019
Ô nhiễm không khí "khủng khiếp": Người dân cần làm gì để "tự cứu mình"?
00:00, 16/12/2019
Ô nhiễm không khí “khủng khiếp”: Hà Nội xin hãy... vội hơn, quyết liệt hơn
16:00, 14/12/2019
Ô nhiễm không khí Hà Nội: Hệ quả của sự “không vội”
11:00, 13/12/2019
Người dân phải chịu ô nhiễm không khí đến khi nào?
15:10, 12/12/2019
Ô nhiễm không khí tiếp tục ở ngưỡng nguy hiểm
11:00, 11/12/2019
Cảnh báo ô nhiễm không khí tại miền Bắc: SOS!
13:50, 09/12/2019
Cử tri lo lắng về tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước
11:44, 21/10/2019
Ô nhiễm không khí: Thay vì hoài nghi AirVisual, cần bắt tay vào hành động
05:00, 11/10/2019
Cần một “chương trình quốc gia” về xóa bỏ ô nhiễm không khí
05:19, 04/10/2019
Lần đầu tiên Hà Nội công bố cụ thể 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
05:05, 02/10/2019
Ô nhiễm không khí - “Kẻ giết người” thầm lặng!
00:05, 02/10/2019
Trước thông tin chính quyền Hà Nội dường như im lặng và thơ ơ trước sự cố ô nhiễm không khí này, ngày 17/12, trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã khẳng định “không có chuyện Hà Nội không làm gì, mà chúng tôi đã triển khai tích cực rất nhiều giải pháp”.
Theo đó, thành phố đã cho tăng lượng xe hút bụi gấp đôi thông thường. “Tôi đang cho tập hợp thông tin của Đài Kiểm soát không lưu Nội Bài để xem mọi năm tình hình như thế nào. Theo thông tin sơ bộ, năm nay có lượng sương mù ít nhất do thời tiết ấm và rét muộn. Những năm trước, có thời điểm máy bay không thể hạ cánh vì sương mù.
Còn việc khẳng định Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất cũng chưa có cơ sở khoa học, bởi chỉ số bụi mịn 2,5 PM chỉ là một trong 8 chỉ số về quan trắc. Để đánh giá đúng thực trạng, cần tổng hợp tất cả các thông số để tính toán lại”. – Người đứng đầu TP Hà Nội nhấn mạnh.
Nói về nguyên nhân chỉ số ô nhiễm không khí tăng cao ở Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung cho rằng, ngoài những nguyên nhân như thành phố từng nêu, Hà Nội còn chịu ảnh hưởng từ một số địa phương. Ví dụ ở Bắc Ninh có làng làm giấy xả rất nhiều khí thải, hay nhà máy xi măng ở Lạng Sơn – nghe thì xa nhưng đường chim bay chỉ có hơn 100 km, rồi tác động từ phía nam Trung Quốc, không khí dồn về đến Hà Nội chỉ trong nửa ngày.
“Việc chỉ số không khí có lúc lên mức tím cũng chưa thể phản ánh Hà Nội là top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, vì như tôi đã nói, đó chỉ là 1 trong 8 thông số. Phải tổng hợp lại tất cả thông số rồi phân tích và ra cảnh báo.
Tôi đang yêu cầu Trung tâm môi trường tích hợp các thông số này về Cổng thông tin của UBND TP, đăng công bố các chỉ số vào một số điểm công cộng để người dân biết, và đang chạy nửa tiếng hàng ngày liên tục trên đài truyền hình Hà Nội rồi.
Mọi người nhận định chỉ nhìn vào hiện tượng mà không nhìn vào quá trình, trong khi đây là vấn đề không phải chỉ mình Hà Nội có thể giải quyết trong ngày một ngày hai”. – Ông Chung khẳng định.
Chia sẻ thêm về những giải pháp mà thành phố đã và đang thực hiện, Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định: “Ngay khi tôi lên Chủ tịch UBND thành phố, Phó đại sứ Mỹ có lưu ý hãy chú trọng giải quyết tình hình ô nhiễm môi trường.
Hiện thành phố có chuyên gia Pháp và chuyên gia tư vấn cho Bắc Kinh trong vấn đề giải quyết ô nhiễm. Cùng với đó, thành phố đưa ra nhiều giải pháp.
Trước hết, Hà Nội đã trồng rất nhiều cây xanh. Trước khi tôi lên Chủ tịch thành phố, lượng cây xanh bao phủ đạt 6,7-6,8 m2/người, nhưng nay đã đạt mức 9,5 m2/người”.
Vẫn theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, thành phố đã chuyển toàn bộ hình thức quét rác, khua bụi bẩn lên sang hình thức hút bụi và hút rác. Mỗi ngày 100 xe hút bụi đi hút quanh thành phố 2 vòng, mỗi xe hút được khoảng 1,6 khối bụi. Tức là có hàng trăm khối bụi trên toàn thành phố đã được hút. Việc này đang tích cực được triển khai.
Một trong những giải pháp được cho là quan trọng nhất hiện nay, theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, là phải lắp đủ trạm quan trắc.
“Theo quy hoạch nghiên cứu các chuyên gia của Pháp thì Dự án lắp đặt trạm quan trắc phải đảm bảo toàn thành phố đặt 85 trạm, nhưng giờ mới được 14 cái. Thời gian tới thành phố sẽ triển khai lắp quan trắc và cài đặt phần mềm phân tích. Từ phân tích này mới ra con số cụ thể.
Tiếp đó, chúng tôi cũng đã xây dựng đề án và được HĐND thành phố thông qua lộ trình cấm xe máy. Bởi vì bụi ô nhiễm nhất hiện nay là từ khí khải của các loại xe. Trong khi đó, tiêu chuẩn liên quan đến ôtô hay môtô có khí thải để quản lý chất lượng khí thải thì Bộ Tài nguyên Môi trường và Giao thông Vận tải đang làm chậm. Đúng ra triển khai từ tháng 4/2018, giờ chậm 1,5 năm rồi.
Đặc biệt, có một dự án đang triển khai rất tốt. Đó là thành phố đang gieo và ươm hàng trăm nghìn cây được các chuyên gia đến từ Italy và Singapore đang chuyển giao. Những cây này có thể hút mùi và bụi giống như Singapore đang trồng. Cái đó ra Tết thành phố sẽ triển khai”. - Ông Chung nói.
Ông cũng khẳng định: “Thành phố triển khai rất tích cực chứ không phải không làm. Mục tiêu là phải làm để cả đô thị phát triển bền vững.
Nhưng các giải pháp này cần có thời gian và có sự phối hợp của các bộ, ngành, hơn nữa, còn cần kinh phí. Chỉ một mình chính quyền Hà Nội thì không thể khắc phục triệt để ô nhiễm được”.