Biến tướng tục thờ cúng
Biến tướng tục thờ cúng là việc làm hết sức bậy bạ, phí báng thánh thần chứ không phải thể hiện sự tôn trọng, sùng bái!
Đó là những phản đối của ông Vương Duy Bảo - nguyên Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đối với hành vi người dân đưa bàn đèn, thuốc phiện (thật hoặc giả) vào đồ cúng dâng lên ông Hoàng Bảy ở đền thờ Bảo Hà - Lào Cai buộc Ban Quản lý đền phải viết thông báo nghiêm cấm hành vi này.
Đền Ông Hoàng Bảy (Bảo Hà - Lào Cai)
Thực tế, tình trạng đồ cúng bậy bạ dâng lên “đấng bề trên” không chỉ diễn ra ở đền Bảo Hà mà còn thường xuyên xuất hiện ở nhưng nơi thờ tự linh thiêng ở khắp cả nước. Trong đồ cúng có cả nhà lầu, xe hơi, điện thoại, thậm chí là cả hình nhân là các cô gái để dâng lên thánh thần.
Trước đây từng có tình trạng người dân cúng cả số lô, số đề ở đền thờ Bảo Hà. Rồi người đến đền thăm viếng cũng có nhiều đối tượng là thành phần bất hảo trong xã hội, cho vay nặng lãi, tín dụng đen... Điều đó cho thấy, một bộ phận xã hội cả có cách hiểu lệch lạc về thánh thần. Tức là, đang tồn tại một suy nghĩ lệch lạc văn hóa tốt đẹp mà cha ông đời xưa để lại.
Trong trường hợp này, ông Vương Duy Bảo cho biết, theo truyền thuyết thì ông Hoàng Bảy là người có công với đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Bề ngoài của ông Hoàng Bảy là phong thái đĩnh đạc, lịch sự... Chứ không một ai tôn một người ăn chơi bạt mạng, vi phạm tệ nạn xã hội lên làm thần thánh để thờ phụng cả.
Có thể bạn quan tâm
[CẢM XÚC XUÂN] Giữ hình ảnh khi đi chùa hay dự các lễ hội dịp đầu Xuân
05:00, 31/01/2020
[CẢM XÚC XUÂN] Đi chùa đầu năm
05:00, 30/01/2020
Khẩu trang chỉ phát huy hiệu quả phòng virus corona khi sử dụng đúng cách
15:09, 31/01/2020
Du lịch Khánh Hòa sẽ bị ảnh hưởng mạnh do diễn biến của dịch Corona
15:08, 31/01/2020
Học sinh Hà Nội phòng tránh virus corona bằng cách đeo khẩu trang trong lớp
11:43, 31/01/2020
Đại dịch virus corona bùng phát, giá vàng sẽ tăng tới đâu?
09:45, 31/01/2020
Tin giả virus corona ngập tràn mạng xã hội
07:59, 31/01/2020
Có thể nói, cúng bái là một nghi lễ, là sự ứng xử của người trần với tâm linh, bao giờ cũng trọn vẹn cả hai phần là nghi và lễ, nhưng hiện nay đa phần trú trọng phần “nghi”, phần “lễ” thì chưa tròn; nhiều chỗ còn nặng về hình thức và vật chất. Mọi người còn chưa giác ngộ từ “tâm linh”, nhiều người tâm không thành thì không nên cúng lễ, bởi “linh tại ngã và bất linh tại ngã”.
“Việc cúng lễ trước tiên dựa trên sự kính trọng, thành tâm chứ không phải cứ "mâm cao cỗ đầy" mới là thể hiện sự thành kính. Điều đó chẳng khác gì "đút lót" thần thánh, mà đút lót thần thánh chẳng khác gì coi thường sự uy nghiêm của họ” - Nhà Văn hóa dân gian Phạm Kiều Linh cho biết.
Mà cũng bởi một phần do quan niệm ‘trần sao âm vậy’ dẫn đến thực trạng biến tướng thờ cúng. Tuy nhiên, chính quan niệm này cũng đã biến tướng theo thời gian dẫn đến những hành vi ngờ nghệch, trở thành trò hề ở chốn linh thiêng.
Như đang nói trong trường hợp này, giả sử quan niệm ‘trần sao âm vậy’ là đúng thì cũng chẳng vị thánh thần nào chấp nhận điều này cả, vì chẳng vị thánh nào ủng hộ cho việc vi phạm pháp luật.
Dĩ nhiên, trước những biến tướng của tục thờ cúng, trong khi các nhà nghiên cứu tỏ ra lo ngại bởi những giá trị văn hoá đang bị xô lệch theo chiều hướng gia tăng thì nhiều người dân lại tỏ ra hoang mang bởi một bộ phận người đang trượt dài trong những niềm tin mù quáng.
Chúng ta không phán xét việc này đúng hay sai, nhưng đây là một dạng tâm lý đám đông. Nhiều người mặc dù không hiểu rõ nguồn gốc phong tục này thế nào nhưng thấy người khác làm là mình làm theo. Khi số đông họ đã tin thì tất nhiên ai cũng cho là đúng.
Nói cách khác, dù thờ cúng vị thần nào thì đây là một tín ngưỡng thờ cúng thần của dân tộc Việt từ xa xưa, mà tín ngưỡng, là văn hóa thì đều tốt đẹp cả. Vấn đề ở chỗ, do tính chất thương mại hóa các hoạt động tín ngưỡng nên ngày nay, nhiều phong tục, tín ngưỡng đang bị biến tướng thái quá.
Dẫn đến mức độ và cách thể hiện của một bộ phận người chưa chuẩn. Có thể họ tôn trọng tín ngưỡng hơi thái quá. Nên tùy thuộc vào hoàn cảnh, cuộc sống mà mình ứng xử, hành động tín ngưỡng tâm linh cho phù hợp.
Điều cốt yếu là con người tìm được sự thanh tịnh trong tâm hồn, đôi khi chỉ cần nén hương, nhành hoa mà tâm sáng, ý thành là bề trên đã chứng cho rồi. Ngược lại, nói như ông Vương Duy Bảo thì đây là việc làm hết sức bậy bạ, phí báng thánh thần chứ không phải thể hiện sự tôn trọng, sùng bái!