Bằng, chứng chỉ giả: Một sự phát triển thiếu bền vững!
Chuyện bằng, chứng chỉ giả không phải là vấn đề mới, trước đó đã được nhắc nhiều trong môi trường hành chính công.
Mới đây, dư luận khá “ngỡ ngàng” sự việc 83 giáo viên dạy thực hành ở 5 trung tâm đào tạo lái ôtô ở TP Hồ Chí Minh bị cơ quan chức năng xác định sử dụng bằng mua trên mạng.
Kết luận được Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) công bố chiều 6/3, sau hơn ba tháng xác minh đơn tố cáo. Các loại giấy tờ, chứng chỉ sư phạm giả được các giáo viên này mua qua mạng để nộp cho cơ sở đào tạo lái xe.
Trong đó, Trung tâm dạy nghề lái xe Tiến Phát (xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh) có 5 người không đủ điều kiện là giáo viên thực hành. Trung tâm dạy nghề lái xe Hiệp Phát (3 cơ sở ở quận 11, Bình Tân và Phú Nhuận) có 38 người dùng chứng chỉ giả.
Trường dạy nghề tư thục lái xe Thế giới (5 cơ sở tại các quận 5,7, 8, Bình Tân, Tân Bình) có một người không đủ điều kiện dạy thực hành lái xe. Còn Trường dạy nghề tư thục lái xe Sài Gòn (4 cơ sở tại các quận Tân Phú, Gò Vấp, Phú Nhuận) có 10 giáo viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
29 giáo viên trường dạy lái xe Thống Nhất (5 cơ sở tại quận 5 và 10) cũng bị phát hiện dùng bằng, chứng chỉ mua trên mạng. Ông Nguyễn Hoàng Dân (phụ trách nhân sự của trường) đã tự ý mua 24 giấy xác nhận giả của các cơ sở đào tạo để lập hồ sơ trình lãnh đạo nhà trường ký…
Có thể bạn quan tâm
Bằng giả: Hệ quả của nền giáo dục khoa cử!
06:05, 08/10/2019
Triệt phá 1 tấn bằng giả: Có cầu ắt có cung...
05:00, 04/05/2019
Hải Dương: Sử dụng bằng giả Phó Chánh thanh tra bị cắt chức Đảng ủy viên
21:54, 01/08/2017
Quảng Ninh triệu tập họp khẩn cấp đối phó với COVID - 19
06:59, 08/03/2020
[COVID-19] Bộ Công Thương đảm bảo đủ hàng hoá phục vụ người dân
05:05, 08/03/2020
FDI sôi động bất chấp COVID-19
03:33, 08/03/2020
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng âm tính với COVID-19
18:42, 07/03/2020
Có thể nói, chuyện bằng giả bằng thật không phải là vấn đề mới, trước đó nhiều trường hợp tương tự khác cũng xảy ra ở môi trường hành chính công, nên đây là sự việc, hiện tượng rất đáng phải suy nghĩ.
Ví như: Chuyện một nữ trưởng phòng, dù chưa tốt nghiệp cấp 3, nhưng sử dụng bằng giả để đi học lên cao và tiến thân. … Rồi, trường hợp ông Thái Đình Hoài (43 tuổi, quê Nghệ An) bị tố dùng bằng tốt nghiệp THPT giả khi đang giữ chức Trưởng phòng cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Lai Châu.
Hoặc, năm 2018, phát hiện ông Nguyễn Trọng Điều, nguyên Phó chánh Thanh tra tỉnh Hải Dương không học hệ tại chức ngành kế toán tại ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội nhưng vẫn có bằng tốt nghiệp năm 1994. Khi kiểm tra hồ sơ gốc với số hiệu bằng như của ông Điều thì không thấy có tên…v..v.
Nhân đây cũng nói luôn, bằng giả - còn chuyện bằng thật nhưng học giả, kiến thức rởm. Trong cơ quan đảng, nhà nước có nhiều người có nhiều bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, nhiều trường hợp trong số đó là bằng thật, học thật, năng lực thật. Nhưng không hiếm trường hợp, bằng thật nhưng học giả, học theo kiểu “đánh trống ghi tên”, “học thầy thi tiệm”, học hộ, thi thuê.
Thành ra bằng cấp nhiều, bằng cấp cao nhưng kiến thức, năng lực không tương xứng. Những người như thế dễ mắc bệnh háo danh, ham hố quyền lực, hăng hái cổ xúy cho chủ nghĩa bằng cấp. Đồng thời họ tỏ ra kỳ thị nền giáo dục thực học thực tài, đố kỵ người tài, cản trở đổi mới, sáng tạo.
Thực tế trên cho thấy, có nhiều đối tượng khác nhau có sự giả dối về bằng cấp, nhưng có điểm chung là do người dân tố cáo, chứ rất hiếm trường hợp do công tác cán bộ chỉ ra. Đây có thể coi là lỗi trong công tác cán bộ hiện nay cần phải loại trừ.
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng đó là do sự đảo lộn giá trị? Khi chúng ta còn sính bằng cấp, cơ quan công quyền đòi hỏi bằng cấp này thì mới được chức vụ kia, cho nên bằng cách này hay cách khác họ phải thực hiện cho được.
Để những người sử dụng bằng giả ngang nhiên tồn tại với “cái ghế” của họ - đối với xã hội không những là sự yếu kém về quản lý, kỷ cương lỏng lẻo, mà còn cướp đi cơ hội phát triển của nhiều người thực tài thực tâm nhưng không có cơ hội để thể hiện. Đối với cá nhân là tham quyền, tư tưởng muốn vượt lên trên người khác bằng sự giả dối, lừa bịp.
Còn về mặt pháp luật, họ bất chấp, dù biết sử dụng giấy tờ giả là vi phạm luật pháp. Về nghĩa vụ, trách nhiệm công chức, viên chức, với tinh thần đề cao tính trung thực, họ coi như không có khái niệm đó.
Riêng đối với ngành giáo dục nói riêng, nó làm vẩn đục môi trường, kéo lùi chất lượng, tạo sự bất bình đẳng giữa người dốt và người thực tài… Vấn nạn này làm xói mòn niềm tin đạo đức, băng hoại các giá trị, là quốc nạn kéo lùi sự phát triển.
Tóm lại, việc sử dụng “bằng giả” là sai trái, dù đó là một tấm bằng THCS. Cho nên, sự phát triển trên nền tảng của một sự giả dối, rõ ràng là rất thiếu bền vững.