Hội đồng Doanh nghiệp Mê Công - Hàn Quốc: Định hình hợp tác trong tương lai!

NGUYỄN LONG 02/06/2020 16:52

Chiều nay (2/6), Chủ tịch VCCI, TS. Vũ Tiến Lộc đã có cuộc họp trực tuyến nhằm bàn thảo hoàn thiện cơ cấu tổ chức, kế hoạch hoạt động và cơ chế hoạt động của Hội đồng.

Hội thảo trực tuyến diễn ra với sự tham dự của đại diện các Cơ quan Xúc tiến Thương mại Quốc giao của các nước trong khu vực.

Hội thảo trực tuyến diễn ra với sự tham dự của đại diện các Cơ quan Xúc tiến Thương mại Quốc giao của các nước trong khu vực.

Trước đó, tại Hội nghị Cấp cao Mê Công - Hàn Quốc (ROK) lần thứ nhất tổ chức tại Busan tháng 11/2019, Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) đã đề xuất kí kết Biên bản ghi nhớ thành lập Hội đồng doanh nghiệp Mê Công- Hàn Quốc với mục tiêu tăng cường hợp tác và kết nối giữa các Cơ quan trong khu vực để tạo thêm nhiều cơ hội về kinh doanh và đầu tư cho cộng đồng doanh nghiệp.

Trước khi kí kết, VCCI đã có văn bản xin ý kiến Ban Đối ngoại Trung Ương và nhận được sự góp ý của Vụ các điều ước quốc tế - Bộ Ngoại giao góp ý về nội dung. Ngày 26/11/2019, VCCI đã tham gia ký kết thành lập Hội đồng trên cùng với các Cơ quan Xúc tiến Thương mại Quốc gia của các nước trong khu vực gồm: Phòng Thương mại Campuchia (CCC); Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào (LNCCI); Phòng Thương mại và Công nghiệp Liên bang Myanmar (UMFCCI); Ủy ban Thường trực Hỗn hợp về Thương mại, Công nghiệp và Ngân hàng Thái Lan (JSCCIB) tại Busan, Hàn Quốc.

Một trong những cam kết của Biên bản ghi nhớ có nêu các nước thành viên sẽ phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau tăng cường thương mại và đầu tư trong khu vực; tạo kiện thuận lợi cho phát triển kết nối, thương mại xuyên biên giới, bảo vệ nguồn nước và nông nghiệp mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân của 06 nước trong khu vực.

Hiện nay, cả 06 tổ chức đang bàn thảo hoàn thiện cơ cấu tổ chức, kế hoạch hoạt động và cơ chế hoạt động của Hội đồng. Dự kiến trong năm nay Hội đồng Doanh nghiệp Mê Công - Hàn Quốc sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối doanh nghiệp Mekong-Hàn Quốc và hàng loạt các sự kiện xúc tiến đầu tư, thương mại quan trọng khác nhằm tăng cường hoạt động giao lưu, kết nối kinh doanh giữa các nước tiểu vùng sông Mekong và Hàn Quốc.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, để hỗ trợ các chuyên gia, doanh nghiệp giữa 5 nước đi lại, phía Hàn Quốc đang đề nghị Bộ Ngoại giao Hàn Quốc làm việc với Bộ Ngoại giao của 05 nước tiểu vùng sông Mekong để xây dựng cơ chế cấp visa nhanh và chính sách cách ly đặc biệt (Fast Track Entry) dành cho các chuyên gia, doanh nghiệp Hàn Quốc và 05 nước trên.

Chủ tịch VCCI, TS. Vũ Tiến Lộc phát biểu tại hội thảo.

Chủ tịch VCCI, TS. Vũ Tiến Lộc phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến, Chủ tịch VCCI, TS. Vũ Tiến Lộc đánh giá cao sáng kiến của KITA hợp tác với các nước Mekong tổ chức Cuộc họp ảo Giám đốc điều hành của Hội đồng doanh nghiệp Mekong - ROK để tiếp tục phát triển MOU  đã ký vào tháng 11/2019 với ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang phải vật lộn với đại dịch COVID-19, đang ảnh hưởng đến hàng tỷ người và nền kinh tế.

“Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ cùng nhau tạo ra nhiều cơ hội thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp trong khu vực sau khi kiểm soát COVID-19” – Chủ tịch VCCI cho hay.

Nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2020, TS. Vũ Tiến Lộc cho biết, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam ở nhiều khía cạnh. Trong quý 1/2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 3,82%, mức thấp nhất trong 10 năm qua, nhưng so với tình hình chung thế giới thì đây vẫn là mức tăng trưởng tương đối cao.

Nhằm góp phần giảm tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế và đời sống nhân dân, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều hướng dẫn, chính sách hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn. Việt Nam đã theo đuổi chiến lược "mục tiêu kép", một mặt, đồng thời ngăn chặn dịch bệnh, đồng thời duy trì hoạt động kinh tế tối thiểu cùng với cải cách thể chế và cơ cấu để giữ tăng trưởng ổn định và có thể phục hồi đáng kể ngay khi dịch bệnh xảy ra.

“Chúng tôi hoàn toàn đồng ý rằng Hội đồng doanh nghiệp Mê Kông-Hàn Quốc sẽ là một cơ chế tốt để tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp từ sáu quốc gia tụ họp để định hình hợp tác trong tương lai” – TS. Vũ Tiến Lộc cho biết.

Kết thúc cuộc họp trực tuyến, các Cơ quan Xúc tiến Thương mại Quốc gia của các nước trong khu vực đã thống nhất 3 nội dung chính.

Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức, thống nhất sẽ thành lập Ban điều hành, các nước sẽ luân phiên làm Chủ tịch Hội đồng.

Thứ hai, các nước đồng tổ chức một Hội thảo trực tuyến giữa các thành viên MKBC. Chủ đề hội thảo dự kiến có thể xoay quanh xu hướng kinh tế và thị trường của mỗi quốc gia, chiến lược tiếp thị, đầu tư.

Thứ ba, liên quan đến xây dựng cơ chế cấp visa nhanh và chính sách cách ly đặc biệt. Theo đó, mục đích của thỏa thuận nhập cảnh nhanh nhằm cho phép việc đi lại với mục đích thiết yếu, khẩn cấp bằng cách giảm thiểu các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt. Cùng với đó, tạo thuận lợi cho nhân viên liên quan đến thương mại và đảm bảo vận hành trơn tru chuỗi cung ứng; Ổn định hợp tác kinh tế và thương mại quan trọng giữa ROK & Mekong.

TS. Vũ Tiến Lộc đã nêu một số đề xuất về hoạt động của Hội đồng.

TS. Vũ Tiến Lộc đã nêu một số đề xuất về hoạt động của Hội đồng.

Phát biểu kết thúc tại cuộc họp, TS. Vũ Tiến Lộc đã nêu ra một số đề xuất hoạt động của Hội đồng như sau:

“Để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin: Chúng tôi đề nghị Hàn Quốc mở rộng liên tục đầu tư của bạn vào khu vực Mê Công, đặc biệt tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển năng lượng và đô thị chia sẻ kinh nghiệm, chính sách của bạn về phát triển CNTT, chính phủ điện tử và 5G; công nghệ kỹ thuật số.

Thúc đẩy các chương trình / dự án hợp tác / đào tạo và giáo dục để cải thiện nguồn nhân lực chất lượng cao; chuyển giao khoa học công nghệ, trao đổi chuyên gia. Để hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp / đổi mới.

Để thúc đẩy hợp tác phát triển các ứng dụng và dịch vụ mang lại giá trị cho xã hội như: hậu cần thông minh, thành phố thông minh, ... và hỗ trợ và thúc đẩy các dịch vụ trực tuyến.

Hàn Quốc là một quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Tôi tin rằng sự hợp tác giữa Hàn Quốc và các nước Mê Kông trong các lĩnh vực này có thể là động lực chính trong Chính sách miền Nam Hàn Quốc”.

Bên cạnh đó, TS. Vũ Tiến Lộc đánh giá rất cao Tầm nhìn ba điểm của Tổng thống Moon Jae-in: Thịnh vượng, tăng trưởng bền vững và hòa bình và thịnh vượng Đông Á. Lưu vực sông Mê Kông là điểm thấp nhất trong nấc thang phát triển của ASEAN. “Chúng tôi muốn học hỏi kinh nghiệm về phép lạ của dòng sông Hàn để tạo ra phép màu của họ về dòng sông Mê Kông. Nếu chúng ta có thể làm điều này cùng nhau, chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách phát triển và tạo ra sự thịnh vượng chung. Với những thông lệ tốt nhất từ Hàn Quốc và Việt Nam, Việt Nam mong muốn trở thành cầu nối kết nối Hàn Quốc với không chỉ các nước ASEAN mà cả khu vực Mê Kông”  - TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

NGUYỄN LONG