Internet và con đường “tẩu tán” giờ giấc công sở

Trương Khắc Trà 16/07/2018 11:30

Năng suất lao động khu vực công và thừa biên chế đang làm nhức đầu nhà chức trách vì vẫn còn trên "nóng" dưới "lạnh", ngọn lung lay gốc vẫn im lìm!

Internet đang “ăn mòn” thời gian của con người, ngàn năm nay mỗi ngày chỉ có 24h đồng hồ nhưng khối lượng công việc tăng lên theo từng giây, sự hấp dẫn từ mạng xã hội buộc con người phải tính toán kỹ quỹ thời gian để không giết chết thời gian oan uổng.

Từ khi có internet, những chiếc máy tính đáng ghét nơi công sở trở nên “dễ thương” lạ kỳ. Vừa có chức năng kết nối “trên - dưới”, “ngang - dọc” bằng thư điện tử, chia sẽ dữ liệu “mềm” giúp công việc diễn ra thuận lợi hơn.

Nhưng cũng chính chiếc máy tính kết nối internet là con đường “tẩu tán” thời gian một cách hợp lý. Người ta không cầm tụm năm tụm bảy cho ồn ào vì đã có chức năng chát nhóm; người ta có thể nán công việc lại “tí chút” để đọc hết loạt tin về ả hoa hậu nọ bị tố giật chồng, anh diễn viên kia đi ăn bún với cô ca sĩ lúc 0h!…

Ăn cắp giờ công rất phổ biến hiện nay

Ăn cắp giờ công rất phổ biến hiện nay (Minh họa)

Có hàng ngàn tin tức hót hòn họt trưng ra ngay trước mặt khi vừa đọc xong một đoạn rất bổ ích cho “kỹ năng bà tám”. Cứ thế khi mắt mờ tay mỏi thì đã đến trưa, đến chiều.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương hành chính

    Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương hành chính

    00:00, 20/01/2007

  • Phép thử quả táo giúp giảm tiêu cực nơi công sở

    07:18, 03/04/2018

  • 4 cách giữ hòa khí nơi công sở

    07:39, 09/03/2018

  • Nghệ An: Chưa hết giờ làm việc, công sở đã đóng cửa nghỉ

    14:13, 05/01/2018

  • Đà Nẵng: Cấm sử dụng công sở vào mục đích sản xuất kinh doanh

    09:22, 03/11/2017

  • Văn hóa công sở đáng mơ ước ở Đức

    05:20, 28/10/2017

Thời gian và sự tập trung cho công việc đang mất đi trên chiếc máy tính chỉ có duy nhất một chức năng để làm việc. Chắc chắn chưa có con số thống kê nào chỉ ra có bao nhiêu thời gian bị đánh cắp vì những việc chỉ nên thực hiện ngoài giờ hành chính, nhưng không hề ít!

Năm 2014 Bộ Nội vụ đã có ý định cấm cán bộ công chức của Bộ này chơi game, xem video trong giờ làm việc. Mới đây Thừa Thiên - Huế đã cấm cán bộ công chức vào mạng xã hội từ máy tính công sở.

Nhưng vấn đề đặt ra là bộ máy nào sẽ thực hiện chế tài cho những quy định trên? Khi mà kiểm tra máy tính từng cán bộ công chức là chuyện nhạy cảm vô cùng! Rõ ràng, không thể quản lý như kiểu bảo mẫu chăm trẻ con.

Internet và mạng xã hội – nếu khai thác tốt sẽ rất bổ ích cho công việc, giống như trợ thủ ảo đắc lực, nhưng có nhất thiết phải vào công sở để đọc báo, xem tin tức, lướt mạng xã hội?

Thời gian hành chính bị đánh cắp hay không còn việc gì làm nên lướt web cho hết thời gian? Đó là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, việc thứ nhất cần kêu gọi ý thức, còn việc thứ hai liên quan đến vấn đề rất khó là thừa biên chế.

Đội ngũ “sáng cắp ô đi tối cắp ô về” được xác định tới vài chục phần trăm và năng suất lao động ở khu vực công là bài toán chưa có lời giải.

Internet không phải tội, tội là ở ý thức kém cỏi, tội là ở chỗ kỷ cương hành chính lỏng lẻo, tội là ai đó đã vô tình tạo ra “con đường nhàn hạ” khi được biên chế đến suốt đời.

Nếu không có một cuộc cạnh tranh sòng phẳng, nếu “cánh cửa ra” khỏi biên chế không được mở thì dù có hàng ngàn quy định, nội quy, quy chế người ta vẫn ung dung bớt xén thời gian hành chính.

Ở “trên” đang rất “nóng”, những người có thừa thời gian ngồi máy lạnh đọc báo, xem tin tức nơi công sở không thể không biết hàng ngày, hàng giờ Chính phủ sốt sắng như thế nào với vô vàn vấn đề cần giải quyết.

Và hình như những vấn đề kinh tế vĩ mô, chính sách đột phá, năng suất lao động, mục tiêu tăng trưởng… là việc của Bộ nọ, Bộ kia chứ không phải trách nhiệm của từng cán bộ công chức tận dưới phường, xã! Đó là thực tế đáng lo.      

Trương Khắc Trà