Nhưng câu hỏi xung quanh vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng
Hành vi buôn bán trái phép ngoại tệ với 100 USD không chỉ là mối quan hệ giữa xã hội với pháp luật, mà đó còn là lương tâm của những nhà làm luật.
Đồng bạc xanh đang dấy nối sợ hãi, không phải vì sức mạnh thương mại của nó mà vì cách sử dụng luật của nhà chức trách. Từ đây, nhiều câu hỏi được đặt ra.
Vì sao thu đổi ngoại tệ có hàng chục năm nay nhưng “tai họa” rơi trúng anh thợ điện với số tiền 100 USD? Vì sao Nghị định ban hành khá lâu nhưng khi áp dụng thực tế gây phản ứng cảm xúc nhiều như vậy? Sao lại đánh đồng việc đổi ngoại tệ và nguồn gốc khối hàng hóa đắt tiền ở tiệm vàng?
Vụ đổi 100 USD tại tiệm vàng bị phạt sập tiệm liên đới trách nhiệm đến chủ nhân hàng chục viên kim cương, hàng chục lượng vàng, những ngày qua bao trùm sự hoang mang đối vơi những người có thói quen tích trữ đồng bạc xanh.
Hy vọng rằng, không có thuyết âm mưu nào ở đây, chỉ mong rằng sẽ không còn nhiều đạo luật làm giật mình dân chúng như thế. Nhưng mọi việc (có lẽ) không dừng lại ở việc thực thi pháp luật vào cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
Vụ phạt 90 triệu đồng vì đổi 100 USD: Phó Thủ tướng chỉ đạo kịp thời
20:32, 27/10/2018
Từ vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng: Đừng cào bằng mọi vi phạm!
07:04, 27/10/2018
Công an Cần Thơ nói gì về vụ phạt 90 triệu đồng vì bán 100 USD gây xôn xao dư luận?
18:20, 24/10/2018
Nhiều báo đài đưa tin, nhiều ngày qua anh Nguyễn Cà Rê - chủ nhân của 100 USD “bặt vô âm tín” không tiếp xúc với truyền thông, thậm chí có người ngỏ ý giúp giảm án phạt vẫn không nhận được phản hồi từ anh Rê. Phải chăng, khổ chủ chỉ là “chim mồi” còn đống vàng và kim cương mới thật sự là cái đích hướng đến?
Từ vụ việc “cái bé xé ra to” như trên đặt dấu hỏi lớn về thái độ của cơ quan công quyền với thần dân, nói chính xác hơn là khi làm luật người ta có dự phòng đến trường hợp này? Mức độ vi phạm của hành vi đổi sai chỗ 100 USD có ảnh hưởng như thế nào đến khái niệm “an ninh tiền tệ”?
Dưới lăng kính của vụ việc nhùng nhằng cái tình cái lý này còn để lại nhiều mắc mớ, đầu tiên là “lỗ hổng” quá lớn về tính phổ biến của luật pháp, cảm giác giật mình của một bộ phận không nhỏ dư luận cho thấy điều này.
Sự việc không lớn nhưng động đến nhiều cấp nhiều ngành, nhất là chạm đến lương tâm nhiều người.
Bên lề Quốc hội, Thống đốc Lê Minh Hưng trả lời báo chí rằng, Nghị định 96 đang nằm trong kế hoạch sửa đổi trong năm nay”. Điều này cho phép bật ra ý nghĩ, cơ quan ban hành văn bản này đã nhận ra sự bất cập đối với Nghị định này?
Còn ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) đánh giá việc mua bán ngoại tệ trái pháp luật xảy ra nhiều nhưng “đánh” cần có trọng tâm, trọng điểm. “Còn với hành vi đổi 100 USD mà bị phạt 90 triệu đồng là quá nặng, không hợp lý”. - Ông Nghĩa nói.
Và nếu, những vụ việc lớn bị “lọt lưới” những người có thẩm quyền ở địa phương phải chịu trách nhiệm ra sao với luật pháp, mà ít nhất, người ta có cảm thấy áy náy khi giáng xuống người dân thiếu hiểu biết.