“Hộ chiếu” để hàng Việt vươn ra thế giới
Để tận dụng tối đa lợi ích CPTPP, doanh nghiệp Việt cần chủ động tìm hiểu để nắm rõ và tuân thủ chặt chẽ những quy định liên quan tới xuất xứ hàng hoá của ngành hàng mình.
Ngày 8/3, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam. So với các FTAs thế hệ mới, quy tắc xuất xứ trong CPTPP có nhiều điểm mới.
Các điểm khác biệt này chủ yếu tập chung ở Quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; Quy tắc xuất xứ hàng tân trang, tái chế tạo; tiêu chí sản phẩm cụ thể (PSR)và đặc biệt là quy định về hàm lượng giá trị khu vực (RVC). Công thức RVC của CPTPP cũng khá đặc thù: ngoài công thức tính RVC gián tiếp và RVC trực tiếp như hầu hết các FTA khác, CPTPP còn có thêm công thức tính RVC theo trị giá tập trung và công thức tính RVC.
Có thể bạn quan tâm
Quy tắc xuất xứ hàng hóa: Chìa khóa để doanh nghiệp hưởng lợi trong CPTPP
06:36, 08/03/2019
Quy tắc xuất xứ trong CPTPP có gì khác biệt so với FTA thế hệ mới
06:30, 07/03/2019
Thái Lan sẽ công bố chính thức kế hoạch gia nhập CPTPP vào tháng 3
06:16, 04/03/2019
Doanh nghiệp xuất khẩu sang CPTPP cần lưu ý tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa từ 8/3/2019
00:15, 01/03/2019
Quy tắc xuất xứ trong CPTPP khác FTA trước đây thế nào?
06:16, 28/02/2019
Sửa đổi chính sách để đáp ứng CPTPP
11:15, 24/02/2019
Tôm Việt xuất Nhật sẽ thuận lợi hơn từ CPTPP
22:41, 21/02/2019
CPTPP cũng thiết lập cơ chế tự chứng nhận xuất xứ linh hoạt và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của CPTPP cho phép ba đối tượng người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất được tự chứng nhận xuất xứ. Trong khi đó ở hầu hết cá FTA khác, cơ chế này chỉ dành cho một đối tượng là người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu.
Nhìn chung quy tắc xuất xứ của CPTPP sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong vực hợp tác chặt chẽ hơn với nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tốt hơn để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). Các quy tắc tính RVC minh bạch và chi tiết là cơ sở để cho các doanh nghiệp Việt có thể xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, quy tắc xuất xứ hàng hóa của CPTPP cũng sẽ tạo ra nhiều thách thức, khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Trước hết, do các quy tắc tính toán xuất xứ của CPTPP chi tiết và phức tạp hơn các quy tắc thông thường mà doanh nghiệp đã quen thuộc, nên việc nghiên cứu và áp dụng nó thuần thục là không dễ dàng. Việc lựa chọn và điền các mẫu (form) C/O trong khuôn khổ CPTPP cũng sẽ khác hơn so với thực tiễn thông thường của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
Tiêu chí PSR của CPTPP liệt kê chi tiết hơn về các công đoạn chế biến cụ thể mà hàng hóa phải trải qua để được coi là có xuất xứ trong khu vực qua đó được hưởng ưu đãi thuế. Cấu trúc này sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp kinh doanh gia công vì nó sẽ hạn chế khả năng nhập các nguyên phụ liệu từ nguồn rẻ (thường là Trung Quốc).
Nhìn chung để được hưởng ưu đãi thuế quan từ hiệp định CPTPP các doanh nghiệp Việt phải hiểu rõ các yêu cầu của quy tắc xuất xứ hàng hóa của hiệp định này từ đó chọn lựa các phương án đăng ký C/O phù hợp. CPTPP sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất với nguyên phụ liệu của Việt Nam hoặc từ các nước trong CPTPP. Doanh nghiệp nên tư vấn các chuyên gia pháp luật thương mại quốc tế để hiểu rõ về điều kiện và yêu cầu của quy tắc xuất xứ của CPTPP, từ đó chọn cho mình cách thức đăng ký C/O phù hợp.
Về lâu dài, các doanh nghiệp cần hướng tới một chiến lược phát triển bài bản và bền vững để có thể được hưởng chế độ tự xác định xuất xứ của CPTPP. Như vậy, sẽ tiết kiệm được thời gian và các chi phí hành chính cho doanh nghiệp.