Cuối tuần lạm bàn chuyện "Giáo sư phải học... chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm"
Nội dung của chương trình nghiệp vụ sư phạm là gì, sau khi học lớp đó có làm tăng năng lực giảng dạy không?
Giá trị thực sự nhiều khi lại không nằm ở tấm chỉ nghiệp vụ sư phạm, nhất là ở cấp Đại học, Cao đẳng
Mới đây, một vị Giáo sư ở TP Hồ Chí Minh đã chia sẻ trên Facebook rằng: Ông đã hướng dẫn thành công 8 nghiên cứu sinh, khoảng 50 thạc sĩ, trên 100 cử nhân, đã dạy Đại và Cao học hơn 20 học kỳ và đã được bổ nhiệm làm giảng viên cao cấp. Vậy mà giờ này đang bị người ta thông báo là sắp tới phải đi học để lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các trường sư phạm cấp. Nếu không có chứng chỉ đó, sau này, sẽ không được hành nghề giảng viên nữa.
Có thể bạn quan tâm
'Nói giáo dục Việt Nam trong top 10 nền giáo dục tệ nhất còn hiểu được'
21:32, 02/05/2019
Khá “bảnh” và giáo dục
05:00, 09/04/2019
Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Bộ Giáo dục thừa nhận thực hiện quy định chưa nghiêm!
16:03, 02/04/2019
Nữ sinh bị đánh hội đồng: Tận cùng của… lệch lạc giáo dục
05:00, 01/04/2019
Ngành giáo dục loay hoay bài toán “đào tạo nhân tài và giữ nhân tài”
05:00, 02/01/2019
Ngành giáo dục và một năm buồn của những người thầy
05:00, 31/12/2018
Cải cách giáo dục 2018: Thất bại với những đề án đổi mới, cải cách
05:00, 30/12/2018
Giáo dục 2018 – Những vết thương trên cây người
12:00, 28/12/2018
Có thể hiểu, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm được hiểu là một giấy phép hành nghề đối với những người làm giáo viên nhưng không học ở các trường sư phạm. Giáo sư là một chức danh của người giáo viên, khi giáo sư chưa có chứng chỉ hành nghề đã được dạy học thì việc dạy học đó là bất hợp pháp.
Cái lý của cơ quan quản lý là giảng viên có học hàm, học vị ra sao cũng phải có đầy đủ chứng chỉ như là hành trang để hành nghề. Điều này được quy định trong luật từ lâu, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo – Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, việc giảng viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đã được quy định trong điều 77 Luật giáo dục.
Trong Thông tư 12/2013 của Bộ GD-ĐT quy định đối tượng chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm muốn trở thành giảng viên trong cơ sở giáo dục Đại học thì mới phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; các đối tượng đã qua đào tạo sư phạm nhưng chưa tham gia giảng dạy trong cơ sở giáo dục Đại học phải được học đầy đủ cả 2 phần kiến thức bắt buộc và tự chọn, được miễn trừ 2 học phần 7, 8 của chương trình bồi dưỡng này.
Các đối tượng đang giảng dạy cơ sở giáo dục Đại học phải được học đầy đủ 10 tín chỉ phần nội dung kiến thức bắt buộc tối thiểu (từ học phần 1 đến học phần 6) của chương trình bồi dưỡng.
Trong khi đó, Thông tư liên tịch số 36 ban hành năm 2014 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo (quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp và chức danh của viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục ĐH công lập) lại yêu cầu giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Có người nói: “Đáng lẽ quy định này phải là một trong các tiêu chí xét phong hàm Phó giáo sư ,Giáo sư. Kỹ năng sư phạm là một nghệ thuật truyền đạt kiến thức cho người khác. Có người nói hay nhưng làm rất dở, ngược lại có người kiến thức cao, kinh nghiệm nhiều nhưng rất ấp úng khi truyền đạt lại cho người khác”.
Thế nhưng, thực tế cho thấy giá trị thực sự nhiều khi lại không nằm ở tấm chỉ nghiệp vụ sư phạm, nhất là ở cấp Đại học, Cao đẳng. Đối với cấp Cao đẳng và Đại học lại đòi hỏi phương pháp dạy thiên về trình độ, kiến thức thực hành thực tế, những người giảng dạy ở cấp này không nhất thiết phải có chứng chỉ sư phạm.
Tức là, cái quan trọng nhất để một người đứng trên bục là kiến thức chứ không phải sư phạm. Kiến thức của người dạy bao gồm kiến thức chuyên môn, kiến thức tâm lý người học, kiến thức tâm lý sư phạm và tinh thần trách nhiệm với người học.
“Bản thân vị Giáo sư đó đã là một nhà giáo và họ đang làm công việc của một nhà giáo đó là giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học, vì thế, áp đặt quy định trong trường hợp này là quá máy móc, cứng nhắc, dễ khiến các nhà giáo bị nản lòng”- GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nói.
Theo đó, có nhiều vấn đề đặt ra đằng sau tấm chứng chỉ sư phạm của các giáo sư như: Ai là người sẽ giảng dạy nghiệp vụ sư phạm cho các Giáo sư? Ai đủ điều kiện, đủ nghiệp vụ, đủ kỹ năng để chấm điểm, đánh giá và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho các Giáo sư?
Điều đáng nói là nội dung của chương trình nghiệp vụ sư phạm là gì, sau khi học lớp đó có làm tăng năng lực giảng dạy không hay chỉ là cái cớ để cấp một loại chứng chỉ?
Chính vì vậy, lời than thở của vị Giáo sư trên đang là thực tế ‘dở khóc, dở cười’ trong môi trường giáo dục hiện nay. Cần sửa đổi những quy định không phù hợp với thực tiễn là điều phải làm.