“Đừng kỳ thị với kinh tế tư nhân”
Đó là khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII.
Gợi mở hướng thảo luận về việc chuẩn bị đề cương các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư lưu ý văn kiện trung tâm là báo cáo chính trị, cùng với đó là báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và nhìn lại 30 năm thực hiện Cương lĩnh, để làm nền, có cách nhìn toàn diện, tổng thể để chúng ta định hướng bàn về chiến lược, nhiệm vụ sắp tới để thực hiện có hiệu quả cương lĩnh.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, Trung ương quyết định chưa đặt vấn đề sửa đổi Cương lĩnh kỳ này.
Có thể bạn quan tâm
Chuyên gia kiến nghị nâng cao tỷ trọng kinh tế tư nhân tránh "nguy cơ tụt hậu"
01:00, 14/05/2019
Thể chế đóng vai trò then chốt cho kinh tế tư nhân phát triển
00:00, 08/05/2019
Kinh tế tư nhân: Năng lực và cơ hội
05:00, 06/05/2019
Trao cơ hội nhiều hơn cho kinh tế tư nhân
09:30, 04/05/2019
Kinh tế tư nhân Việt Nam mang trong mình khát vọng mãnh liệt vào tương lai
01:33, 04/05/2019
Kinh tế tư nhân là động lực và rường cột của nền kinh tế
14:54, 03/05/2019
Kích hoạt động lực cho kinh tế tư nhân phát triển
22:30, 02/05/2019
Song song 2 báo cáo này còn có 2 báo cáo chuyên đề là báo cáo về kinh tế - xã hội và báo cáo chuyên đề thứ 2 rất quan trọng là Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và việc thi hành Điều lệ Đảng, để xem xét có cần thiết phải sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội sắp tới hay không.
Có thể, cho đến bây giờ, “vị thế” của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế cũng như trong nền hành chính vẫn có những điểm khác biệt. Bởi nắm giữ trong tay vừa một khối tài sản khổng lồ của quốc gia, vừa có lý do “thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội”, đôi khi doanh nghiệp nhà nước chưa hoặc chưa muốn thực hiện những chỉ đạo theo đúng nguyên tắc thị trường của Chính phủ.
Việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là dấu mốc đầu tiên tiến đến xóa bỏ hoàn toàn “bộ chủ quản” đối với doanh nghiệp. Tiếp theo đây, chắc chắn tiến trình “nâng cao hiệu quả hoạt động” của doanh nghiệp nhà nước sẽ phải có những cải cách sâu rộng hơn để hàng triệu tỷ đang nằm ở các doanh nghiệp nhà nước phát huy hiệu quả, thúc đẩy thịnh vượng quốc gia. Chỉ đạo của Thủ tướng về thoái vốn, cổ phần hóa, đã và đang phát đi một thông điệp quan trọng rằng: “Nhà nước chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, các địa bàn quan trọng, liên quan tới quốc phòng, an ninh, các lĩnh vực thiết yếu mà tư nhân không làm, không muốn làm và thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn hiệu quả”.
Chính vì vậy, phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước gợi ý một loạt câu hỏi cần trả lời: Đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế là thế nào? Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không hay đổi mới chính trị là đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân lực, phương thức, lề lối làm việc? vừa qua kinh tế thị trường phát triển như thế được chưa? Có bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa không? Có lệch về phía nào không? Thu hút đầu tư nước ngoài thật nhiều, ký kết thật nhiều nhưng đầu tư vào đây thì sẽ quản lý thế nào? Có phụ thuộc vào người ta không? Có giữ được độc lập tự chủ không?...
“Hôm qua tôi có nói, đừng kỳ thị với kinh tế tư nhân, phải công bằng nhưng đồng thời ai sai thì phải yêu cầu sửa. Kinh tế Nhà nước cũng thế, có nhiều mặt tốt nhưng vừa qua cũng có nhiều thất thoát. Nhưng từ chỗ thất thoát như thế mà dẫn đến coi nhẹ kinh tế nhà nước, chuyển tất cả sang tư nhân thì có đúng không?...” – Tổng Bí thư gợi ý những vấn đề cần bàn.