Chống “cú sốc” từ Trung Quốc
Trung Quốc kiên trì theo đuổi mục tiêu Zero Covid, khiến tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng thêm trầm trọng, làm suy giảm mạnh thương mại toàn cầu.
>>Trung Quốc cắt giảm thêm 0,25 điểm phần trăm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Theo WTO, kinh tế toàn cầu năm 2022 chỉ có thể tăng trưởng 2,8%, trong đó tăng trưởng thương mại suy giảm mạnh chỉ còn 3% sau điều chỉnh lạm phát so với 9,1% hồi năm ngoái.
Tác động kép
Dù kinh tế suy giảm mạnh, nhưng Trung Quốc vẫn kiên định chiến lược Zero Covid, thậm chí còn phong tỏa cả TP. Thượng Hải.
Cảng container Thượng Hải tiếp nhận 2.000 tàu container công suất lớn mỗi tháng, luân chuyển hơn 700 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Đây là nơi diễn ra 25% trong tổng khối lượng ngoại thương của Trung Quốc. Không chỉ Thượng Hải, mà có tới 87/100 địa điểm năng động nhất ở Trung Quốc cũng bị áp đặt lệnh hạn chế hoạt động ở các mức độ khác nhau.
Chính sách chống dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc đã và đang gây ra 3 tác động kinh tế đáng chú ý: (1) đình trệ chuỗi cung ứng liên lục địa; (2) giảm mạnh tăng trưởng nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu; (3) cú sốc lạm phát với kinh tế thế giới.
Thực trạng trên cộng với chiến sự Nga- Ukarine đã và đang tạo cú sốc lớn đối với kinh tế toàn cầu. Bởi vì nó làm cho giá dầu thô, kim loại, ngũ cốc, chất bán dẫn, phân bón bị đẩy lên mức cao nhất trong 3 thập kỷ qua, kéo theo lạm phát trên 2 con số đã diễn ra khắp nơi. Hàng chục nền kinh tế dựa vào nhập khẩu đối diện nguy cơ bất ổn chính trị, xã hội.
>>Sự cẩn trọng của các công ty Trung Quốc
>>Tháo chạy từ trái phiếu, nguy cơ vốn ngoại chảy ròng khỏi Trung Quốc
Đa dạng hóa thị trường
Tất cả chỉ mới bắt đầu, áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2022 vẫn còn rất lớn, nhất là khi Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu “zero COVID”. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng cần đa dang thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc để góp phần đảm bảo cán thương mại bền vững trong dài hạn.
World Bank khuyến nghị, các nhà xuất khẩu nên tăng khả năng khai thác thị trường mới thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu và các Hiệp định thương mại tự do; đổi mới sáng tạo sản phẩm để tìm ra lối đi an toàn trong dòng suy thoái ngày một chảy mạnh.
Ngoài ra, cần chuẩn bị kỹ lưỡng nhiều phương án đối phó khi giá xăng dầu quốc tế biến động, trong đó sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá xăng dầu trong nước là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, giảm gánh nặng cho người dân, kéo lùi chi phí đẩy.
Để có thể sản xuất và xuất khẩu ổn định, chính sách kinh tế vĩ mô hướng vào lành mạnh hóa cán cân thương mại, giảm nhập siêu, tức là giảm bớt rủi ro từ biến cố bên ngoài; đạt được thặng dư thương mại sẽ giúp củng cố dự trự ngoại hối, đối phó hiệu quả với lạm phát trong nước.
Sở dĩ Việt Nam chưa bị ảnh hưởng từ biến động bên ngoài là nhờ mối quan hệ ngoại giao đa dạng, cả song phương lẫn đa phương, độ mở nền kinh tế 200%. Ngoại giao mềm dẻo, dung hòa giữa các cực đối lập là phương thức bổ trợ hữu hiệu cho kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc muốn gì khi đưa chiến đấu cơ tàng hình đến Biển Đông?
03:00, 20/04/2022
Trung Quốc cắt giảm thêm 0,25 điểm phần trăm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
05:00, 17/04/2022
Sự cẩn trọng của các công ty Trung Quốc
04:02, 15/04/2022
Tháo chạy từ trái phiếu, nguy cơ vốn ngoại chảy ròng khỏi Trung Quốc
05:00, 14/04/2022
Putin đưa kinh tế Nga vào vòng tay Trung Quốc!
05:18, 13/04/2022
NATO ứng phó thế nào với Trung Quốc?
04:22, 13/04/2022
Các công ty Trung Quốc chiếm ưu thế như thế nào trên toàn cầu?
04:00, 13/04/2022
Quân sự hóa ở Biển Đông: Trung Quốc nói không đi đôi với làm
05:04, 10/04/2022
Mỹ “đe dọa” trừng phạt Trung Quốc thông qua dự trữ ngoại hối
05:00, 10/04/2022