Thanh toán trong các giao dịch M&A còn "rườm rà và bất tiện"
Việc thanh toán giá M&A thông qua tài khoản đầu tư trực tiếp hay gián tiếp tại Việt Nam vô cùng bất tiện và rườm rà đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Đó là chia sẻ của ông Nicolas Audier - Đồng chủ tịch EuroCham về những vướng mắc trong hoạt động thanh toán các giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.
Theo Nghị định 78/2015/NĐ -CP về đăng ký doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp các bên tham gia giao dịch M&A phải cung cấp cho cơ quan chức năng cấp phép địa phương “giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng" mới có thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sửa đổi và hoàn tất giao dịch.
Tuy nhiên, Luật không quy định cụ thể giấy tờ nào là giấy tờ chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng. Do đó, một số cơ quan cấp phép địa phương cho phép địa phương chấp nhận văn bản có chữ ký của các bên tự chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng. Các cơ quan cấp phép khác lại diễn giải quy định này theo cách khác và yêu cầu buộc phải có văn bản chính thức của ngân hàng xác định rằng giá mua đã được thanh toán và chuyển nhượng thành công.
Có thể bạn quan tâm
“Sóng ngầm” M&A địa ốc
03:20, 23/03/2019
EuroCham: Quy trình cấp phép của hoạt động M&A còn nhiều thủ tục rườm rà
13:47, 18/03/2019
M&A chuỗi phân phối thuốc: Kẻ ngoại đạo nhập cuộc
01:27, 07/03/2019
M&A ngành dược: Âm thầm và quyết liệt
10:16, 04/03/2019
Tuân thủ Basel II: M&A ngân hàng sẽ có sự chuyển biến
11:00, 01/03/2019
Doanh nghiệp Việt M&A xuyên biên giới để mở rộng thị trường
01:54, 14/02/2019
M&A và chiến lược mở rộng kinh doanh
14:21, 10/02/2019
"Cách hiểu này gây ra nhiều bất tiện đối với các thương vụ M&A phức tạp, vì thông thường các thương vụ này, các bên tham gia muốn có cơ chế thoả thuận, đặc biệt về thanh toán ví dụ như khi áp dụng phương án trả chậm, tiền giữ lại nghiệm thu hoặc ký quỹ", ông Nicolas Audier cho biết.
Theo các quy định thích hợp, giá mua phải thanh toán trong một giao dịch M&A liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài phải được chuyển qua tài khoản ngân hàng. Ví dụ như, tài khoản vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp tuỳ từng trường hợp.
Tuy nhiên, theo đại diện EuroCham, việc thiếu các nguyên tắc rõ ràng về việc sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các giao dịch M&A đã dẫn đến các ngân hàng có cách hiểu mâu thuẫn về các yêu cầu tài khoản vốn đầu tư này. Điều này làm cho chuyển nhượng trở nên rườm rà, gây trì trệ việc thực hiện giao dịch. Đặc biệt là trong trường hợp các giao dịch M&A liên quan đến các công ty mục tiêu đã được luật, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại liên quan xác định là công ty đầu tư gián tiếp nhưng hiện được coi là công ty đầu tư trực tiếp.
Theo quan điểm của EuroCham, sự phân biệt giữa các giao dịch, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp và các tài khoản ngân hàng là không cần thiết, phát sinh rắc rối và cần được loại bỏ.
"Việc thanh toán giá M&A thông qua tài khoản đầu tư trực tiếp hay gián tiếp tại Việt Nam vô cùng bất tiện và rườm rà đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi các ngân hàng đã bắt đầu yêu cầu chuyển đổi giá mua bằng ngoại tệ sang đồng Việt Nam khi người mua gửi tiền và sau đó chuyển đổi lại thành ngoại tệ trước khi được chuyển cho người bán bên ngoài Việt Nam. Những yêu cầu này rất tốn kém, rắc rối, tốn thời gian và gây phiền toái cho các bên giao dịch M&A nước ngoài", đồng chủ tịch EuroCham nhấn mạnh.
Theo EuroCham, việc ban hành một khung pháp lý rõ ràng và minh bạch là điều kiện thiết yếu đối với hoạt động hoạch định và triển khai các giao dịch M&A.