Khơi thông vốn ngoại vào ngân hàng

Lê Mỹ 30/09/2018 17:30

Nhiều ngân hàng vẫn chưa tìm được cổ đông chiến lược và có nhu cầu bán vốn lớn. Đây là cơ hội để vốn ngoại được khơi dòng vào ngành ngân hàng Việt Nam.

Vietcombank và Vietinbank là hai ngân hàng có những vụ thoái vốn lớn đang diễn ra. Đây cũng là 2 tổ chức tín dụng dẫn đầu về giá trị thương vụ bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài tính từ năm 2011 đến nay.

p/Vietcombank đang chào bán 53,4 triệu cổ phiếu MMB và 45,63 triệu cổ phiếu EIB.

Vietcombank đang chào bán 53,4 triệu cổ phiếu MMB và 45,63 triệu cổ phiếu EIB.

Những vụ thoái vốn lớn

Đối với Vietcombank, việc thoái vốn để giảm tỷ lệ sở hữu chéo theo Thông tư 36 của NHNN, đã được ngân hàng này thực thi với trường hợp của Ngân hàng TCMCP Phương Đông (OCB) và CTCP Tài chính Xi măng (CFC). Hai thương vụ thoái vốn mà Vietcombank đang thực thi chào bán ngay trong thời gian này là thoái 53,4 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP Quân đội (MMB) và 45,63 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB).

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao ngân hàng ngoại

    Vì sao ngân hàng ngoại "dứt áo" ra đi?

    09:00, 04/01/2018

  • BIDV ký hợp tác với Ngân hàng Ngoại thương Lào

    BIDV ký hợp tác với Ngân hàng Ngoại thương Lào

    09:21, 21/09/2017

  • Ngân hàng ngoại tại Việt Nam: Nhộn nhịp “kẻ ra, người vào”

    Ngân hàng ngoại tại Việt Nam: Nhộn nhịp “kẻ ra, người vào”

    12:30, 20/07/2017

  • Rút vốn khỏi Việt Nam, ngân hàng ngoại “hụt hơi” do đâu?

    Rút vốn khỏi Việt Nam, ngân hàng ngoại “hụt hơi” do đâu?

    06:01, 05/07/2017

  • HDBank mở rộng liên kết với ngân hàng ngoại

    HDBank mở rộng liên kết với ngân hàng ngoại

    16:28, 18/10/2016

  • Ngân hàng ngoại “đổ bộ” vào Việt Nam: Nỗi lo mất thị phần?

    Ngân hàng ngoại “đổ bộ” vào Việt Nam: Nỗi lo mất thị phần?

    10:08, 18/08/2016

Cả hai đợt thoái vốn ngân hàng nói trên của Vietcombank đều không tạo ra room 5% (cổ đông lớn), nhưng giá trị vốn tính theo giá chào bán khởi điểm lần lượt trên 1.000 tỷ đồng và 600 tỷ đồng dự kiến sẽ thu về, không hề nhỏ. Đặc biệt, khối lượng chào bán đủ để nhà đầu tư nắm cổ phần từ 3%- xấp xỉ 5%, cũng được đánh giá là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia ngân hàng đánh giá, thông thường cơ hội thu hút đối tác ngoại vào ngân hàng sẽ lớn khi: Room sở hữu đủ lớn (trên 10% và thậm chí kỳ vọng còn lớn hơn giới hạn tỷ lệ sở hữu khối ngoại hiện nay); Giá hợp lý và đó là ngân hàng nào?. Tuy nhiên, ở trường hợp của Vietcombank, dù cơ hội không thực sự lớn, song vẫn là 1 cánh cửa để khối ngoại có thể “thế chân”. Đặc biệt, đối tác Nhật của EIB hiện nay, với tỷ lệ sở hữu 50%, hay Nam A Bank, một ngân hàng vẫn luôn được đặt trong “đồn đoán” về cơ hội gắn bó với EIB, đều có thể tranh thủ tăng tỷ lệ nắm giữ.

Các tổ chức tài chính quốc tế có thể sẽ không còn “đường” vào Việt Nam bằng việc thành lập ngân hàng mới. Nếu muốn “chia” phần trên thị trường, họ phải chọn M&A với tổ chức hiện hữu.

Trong khi đó, với Vietinbank, thông tin chưa chính thức nhưng đã lan truyền những ngày qua là Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) mong muốn thoái vốn khỏi ngân hàng này. Hơn 98 triệu cổ phiếu tương đương 2,63% cổ phần Vietinbank mà IFC đang nắm giữ, cộng hơn 200 triệu cổ phiếu tương đương 5,39% cổ phần Vietinbank sẽ tạo room hở tới 8% và nếu bán theo giá thị trường ước khoảng 99.800 tỷ đồng tương đương 4,3 tỷ USD, thực sự là khoản thu hút vốn khủng. “Cửa” cho nhà đầu tư trong nước hút hết khoản vốn này theo đó khá hẹp.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “IFC không ở quá lâu với một tổ chức, trừ một số khoản đầu tư chưa đến điểm thoái vốn. Thời gian IFC ở Vietinbank đã lâu và một khi đã đạt mục tiêu, nếu IFC thoái vốn cũng là hợp lý. Điều đó không chỉ tạo ra cơ hội cho đối tác mới tại Vietinbank, mà IFC có thể sẽ xoay vòng vốn đó sang tổ chức khác.

Cơ hội cho khối ngoại

Ở góc độ chính sách, một thông tin chưa được hành chính hóa nhưng đích thân Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tuyên bố, cho thấy Chính phủ chủ trương không cấp thêm giấy phép cho ngân hàng 100% vốn ngoại, nhưng khuyến khích các ngân hàng nước ngoài mua các ngân hàng yếu kém.

Với chủ trương này, sau 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được cấp phép, các tập đoàn tài chính quốc tế có thể sẽ không còn “đường” vào Việt Nam bằng việc thành lập ngân hàng mới và nếu muốn nhanh chóng “chia” phần trên thị trường, họ sẽ phải chọn M&A với các tổ chức hiện hữu.

Cũng theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chính phủ đang xúc tiến bán 1 ngân hàng 100% vốn Nhà nước đầu tiên cho nước ngoài. Đây sẽ là tiền lệ cho các ngân hàng được Nhà nước mua 0 đồng bán 100% vốn, kể cả các ngân hàng yếu kém kỳ vọng tăng room sở hữu cho khối ngoại trên mức 30%.

Được biết, trong hời gian tới cũng có thể sẽ diễn ra 1 thương vụ M&A giữa ngân hàng nội với nội và sau đó là cơ hội để bán 100% vốn hoặc ít hơn tại ngân hàng yếu kém sau tái cơ cấu. Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu lại cũng “bật mí”, ông đang cùng Ban lãnh đạo của một TCTD lên đề án tìm vốn ngoại để tăng cường sức khỏe, nâng sức cạnh tranh của tổ chức đó, với đề xuất bán vốn cho đối tác ngoại có thể lên tới 50%.

“Với tỷ lệ sở hữu 30%, rất khó thu hút nhà đầu tư ngoại muốn ở lại dài lâu và đóng góp cả về con người, quản trị, công nghệ…cho ngân hàng. Trong khi tại Việt Nam, khu vực ngân hàng không phải là nơi các tập đoàn tài chính mong muốn góp vốn, ăn lãi 1 thời gian rồi rút về. Việc nắm tỷ lệ sở hữu chi phối, ít nhất ở mức 49% hoặc thậm chí trên 51%, giúp nhà đầu tư có niềm tin về quản lý và minh bạch-điều đã khiến nhiều đối tác Âu- Mỹ đã rút khỏi lĩnh vực đầu tư ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn qua. Giữ được làn sóng đầu tư ngân hàng từ khu vực châu Á, các nhà làm chính sách cần tính đến điều này”, TS. Hiếu nhấn mạnh.

Lê Mỹ