“Đòn bẩy” phục hồi kinh tế

LÊ MỸ 02/08/2020 11:30

Trong bối cảnh nền kinh tế đang cần “đòn bẩy” để phục hồi nhanh hơn, thì việc giãn lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn thực sự cần thiết hơn bao giờ hết.

p/Cơ cấu phát hành trái phiếu doanh nghiệp quý 2/2020. Nguồn: HNX, MBS, FiinPro tổng hợp. ĐVT:p/tỷ VND.

Cơ cấu phát hành trái phiếu doanh nghiệp quý 2/2020. Nguồn: HNX, MBS, FiinPro tổng hợp. ĐVT: tỷ VND.

Tăng trưởng kênh trái phiếu trong 6 tháng đầu năm 2020 có sự gia nhập của rất nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bất động sản như năng lượng, doanh nghiệp có bất động sản gắn liền du lịch… Đây đều là những ngành có nhu cầu huy động vốn trung- dài hạn cho các dự án, lại có ưu điểm hoặc sẽ rất nhanh hoàn vốn đáo hạn khi đóng dự án và bán điện; hoặc có ưu điểm phục hồi đầu tiên ngay khi nền kinh tế mở cửa bầu trời… Nếu không được vay vốn trung- dài hạn, các dự án có ý nghĩa đón đầu, theo đó cũng bị bít cửa và đánh mất cơ hội thời điểm.

Bên cạnh đó, Chính phủ đang muốn thúc đẩy đầu tư công, trong đó vốn ngân hàng vẫn giữ vai trò quan trọng. Vốn đầu tư công muốn được giải ngân đối với các dự án đầu tư công tư, lại cần có vốn đối ứng của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội của các ngân hàng lẫn doanh nghiệp nếu được giãn áp lực của lộ trình siết huy động ngắn hạn cho vay trung- dài hạn.

Ngoài ra, trong một nền kinh tế đang cần đòn bẩy để hỗ trợ cho phục hồi nhanh hơn, mà càng phục hồi nhanh thì khả năng lướt bệnh (nếu có tái bệnh) càng cao hơn, các giải pháp tổng lực đi cùng những đòn bẩy kích đúng điểm cần bẩy là không thể thiếu. Tất nhiên, giãn lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn lên tới 1 năm theo phương án 2, không có nghĩa “tháo cũi sổ lồng” cho ngành ngân hàng không thúc đẩy lành mạnh tài chính theo chuẩn quốc tế.

TS.Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia mới đây, cho rằng cần phải nhìn nhận các gói hỗ trợ của ngành ngân hàng thời gian qua, vẫn đang quan tâm phần lớn cho các doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ góp sức cầm cự, hồi sinh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bị hạn chế. Trong khi doanh nghiệp SME cũng cần được hỗ trợ đúng lúc. Ngay lúc này khi số lượng người lao động bị ảnh hưởng, giảm lương, do COVID-19 đã lên mức rất lớn, thì sức sống của khối doanh nghiệp SME càng cần thêm “nước thần” từ ngân hàng để vượt lên. 

Có thể bạn quan tâm

  • Giãn lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo hướng nào?

    Giãn lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo hướng nào?

    06:00, 22/07/2020

  • NHNN siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn

    NHNN siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn

    15:00, 21/11/2019

  • Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dự kiến giảm xuống 30%

    Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dự kiến giảm xuống 30%

    14:00, 11/04/2019

  • Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm dần xuống bao nhiêu?

    Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm dần xuống bao nhiêu?

    07:49, 31/12/2017

LÊ MỸ