Hết thời chỉ định thầu Kỳ II: Trả lại Bitexco bao nhiêu cho vừa?

Luật sư Nguyễn Hải Vân – Đoàn Luật sư TP HCM 07/04/2018 17:52

Như DĐDN đã thông tin, sau khi Chính phủ quyết định dừng triển khai dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đối với Bitexco để thực hiện đấu thầu công khai là thể hiện tính nhất quán của Chính phủ. Tuy nhiên, “vấn đề đền bù cho Bitexco bao nhiêu” lại là

Có thể bạn quan tâm

  • Hết thời chỉ định thầu: Vì sao dừng dự án Dầu Giây - Phan Thiết?

    17:03, 04/04/2018

 Theo Nghị quyết 20/NQ-CP, Bitexco sẽ phải lựa chọn một trong hai phương án “một là dừng – hai là tiếp tục thực hiện”.

p/Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết (ảnh minh họa)

Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết (ảnh minh họa)

Cẩn thận kẻo đẩy doanh nghiệp vào thế khó

Trong trường hợp nếu Bitexco chọn theo phương án 1, tức là Bitexco sẽ phải dừng triển khai dự án thì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới Bitexco từ con người, tài chính, kỹ thuật… mà doanh nghiệp này đã đầu tư trước đó. Số tiền đền bù thiệt hại là bao nhiêu (hữu hình và vô hình), và cái khó chính là những khoản chi phí vô hình (uy tín, thương hiệu…)? Trong hợp đồng đã ký kết trước đó có những điều khoản gì ràng buộc…? Do đó, đây chính là vấn đề khó khăn nhất mà các Bộ ngành cần phải tính toán, xem xét kỹ lưỡng về hợp đồng chỉ định thầu đã ký kết với Bitexco trước đó để đảm bảo tránh thiệt hại cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công tác đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp phải công khai, minh bạch dựa trên cơ sở thực tế. Nếu không sẽ vô tình đẩy doanh nghiệp vào thế khó.

  Ngoài chi phí cơ hội, “tổng số tiền mà Bitexco đã chi trả cho dự án này theo giá trị được Viện Kinh tế Xây dựng thẩm tra  là 157 tỷ đồng.

Khó khăn lớn nhất là “giá trị vô hình”

Đối với phương án 2, tức là doanh nghiệp tiếp tục được thực hiện nhưng trên cơ sở Bitexco phải tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư giống như các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, Bitexco sẽ có được lợi thế hơn các doanh nghiệp khác là được hưởng cơ chế ưu tiên bởi theo quy định dựa trên cơ sở doanh nghiệp này đã được thực hiện trước đó, đã đầu tư chi phí cho dự án này.

Theo thông tin mà Bitexco đã gửi báo cáo cho Bộ GTVT trước đó thì: “Bitexco đã bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư khác để tập trung thời gian, nguồn lực để thực hiện một khối lượng công việc rất lớn theo yêu cầu của các cơ quan liên quan, cũng như nhà tài trợ để có thể sớm triển khai thành công dự án. Và ngoài chi phí cơ hội, “tổng số tiền mà Bitexco đã chi trả cho dự án này theo giá trị được Viện Kinh tế Xây dựng thẩm tra là 157 tỷ đồng”. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số đầu tư mang giá trị hữu hình. Giá trị vô hình (chi phí cơ hội, thương hiệu, uy tín…) đang cần lời giải mà các Bộ ngành phải tính toán, có kế hoạch, lộ trình cụ thể trên cơ sở đó tham mưu cho Chính phủ xem xét quyết định. Tuy nhiên cũng phải đảm bảo được tính công khai, minh bạch để các doanh nghiệp khác cũng có cơ hội tham gia đầu tư dự án này.

Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có chiều dài 98,7 km, trong đó đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai dài 51 km, và 47,7 km thuộc địa phận Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Ngày 28/3/2018, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 20/NQ-CP về dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, đối với Dự án Phan Thiết - Dầu Giây, Thủ tướng đã ra quyết định dừng triển khai tại quyết định số 1597/2012 về việc ban hành cơ chế quản lý, thực hiện thí điểm theo hình thức PPP và chấm dứt việc chỉ định Công ty TNHH tập đoàn Bitexco là nhà đầu tư thứ nhất. Và tại Điều 1 Khoản 10 – Thông tư 20 nêu:

Phương án 1: Bitexco không tiếp tục tham gia đầu tư dự án, nhà nước sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ bố trí cho dự án để thanh toán chi phí chuẩn bị dự án và khoản chi phí cơ hội cho Bitexco ngay sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.

Phương án 2: Bitexco tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, trong đó công ty được hưởng ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 30/2015. Với phương án này kinh phí chuẩn bị nằm trong chi phí đầu tư của dự án và được thanh toán bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ bố trí cho dự án ngay sau khi có kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.



Luật sư Nguyễn Hải Vân – Đoàn Luật sư TP HCM