Điểm yếu của quản trị bằng niềm tin

Thạch Ngọc 19/05/2018 11:24

“Quản trị bằng niềm tin” là cách quản trị đặc trưng của nhiều doanh nghiệp gia đình (DNGĐ). Phương thức này thường bộc lộ bất cập khi doanh nghiệp mở rộng quy mô.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, các DNGĐ tại Việt Nam bắt đầu được hình thành. Khởi điểm là những người trong cùng một gia đình, thường là gia đình có nghề, họ tập hợp nhau lại cùng góp vốn, góp sức để thành lập Cty.

p/CEO có thể thay đổi quy trình kiểm soát các hoạt động để đảm bảo tính minh bạch và báo cáo định kỳ với HĐQT.

CEO có thể thay đổi quy trình kiểm soát các hoạt động để đảm bảo tính minh bạch và báo cáo định kỳ với HĐQT.

Tìm giải pháp “ứng cứu”

Khi mới thành lập DNGĐ, mỗi thành viên sáng lập thường đảm nhiệm các công việc khác nhau để bộ máy vận hành trơn tru và hiệu quả. Tuy nhiên, đến giai đoạn mở rộng hoạt động, không ít các DNGĐ vẫn tư duy theo hướng quản trị bằng niềm tin. Chỉ đến khi doanh nghiệp đối mặt với hàng loạt rủi ro về chất lượng sản phẩm, chậm trễ đơn hàng, mất uy tín... thì các doanh nghiệp này mới “tá hỏa” tìm phương pháp ứng cứu.
Vậy DNGĐ phải quản trị ra sao để tránh những rủi ro trên? Giải pháp “ứng cứu” nào nên được sử dụng nếu doanh nghiệp đã xảy ra những hậu quả đáng tiếc? Các chuyên gia của chương trình CEO – Chìa khoá thành công trên VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam đã tư vấn cụ thể và thiết thực cho vấn đề này. Đó cũng là nội dung chương trình số 02 với chủ đề: “DNGĐ– Quản trị chuyên nghiệp”. Chương trình phát sóng vào 10h chủ nhật ngày 20/05/2018.

Có thể bạn quan tâm

  • Bài toán khó mở rộng và kiểm soát của doanh nghiệp gia đình

    Bài toán khó mở rộng và kiểm soát của doanh nghiệp gia đình

    11:02, 13/05/2018

  • Chuyên nghiệp hoá HĐQT doanh nghiệp gia đình

    Chuyên nghiệp hoá HĐQT doanh nghiệp gia đình

    14:00, 02/03/2018

  • Doanh nghiệp gia đình - Đầu tư hay thâu tóm?

    Doanh nghiệp gia đình - Đầu tư hay thâu tóm?

    10:55, 13/01/2018

Tránh “vừa đá bóng, vừa thổi còi”

Do không tìm được tiếng nói chung với các cổ đông về cách quản trị doanh nghiệp, CEO của một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng may mặc đã nhờ tới các chuyên gia của chương trình CEO – Chìa khóa thành công.

Trong phần hỏi đáp, ông Trần Quốc Việt- Thành viên HĐQT kiêm Quyền Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Ecopark) đã hỏi cụ thể hơn CEO về các quy trình kiểm soát nội bộ hiện nay của doanh nghiệp. Ông Việt cho rằng nếu CEO đã có bộ phận kiểm soát nội bộ tốt thì không thể dẫn đến hàng loạt những sai sót của doanh nghiệp thời gian qua.

Trong khi đó, ông Hoàng Hùng, Phó Tổng Giám đốc PwC Việt Nam nhấn mạnh vào việc CEO nên đặt mình vào vị trí của các cổ đông và giải quyết vấn đề của doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý thượng tầng, thay vì sự tin tưởng “cảm tính”.

Hai chuyên gia này đã đưa ra giải pháp để doanh nghiệp có thể làm yên lòng các cổ đông. Theo đó, việc đầu tiên là CEO phải thay đổi các thành viên của hệ thống kiểm soát nội bộ, tránh trường hợp “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Sau đó, CEO có thể sử dụng bộ phận kiểm soát độc lập như các cổ đông đưa ra, hoặc thay đổi quy trình kiểm soát các hoạt động để đảm bảo tính minh bạch và có báo cáo định kỳ với HĐQT.

Thạch Ngọc