Doanh nghiệp muốn “bắt cá”, phải biết “thả thính”
Nếu coi việc gọi vốn của doanh nghiệp như “bắt cá”, thì cách thức thực hiện cũng giống như việc “thả thính”.
Đó cũng là nội dung chính mà các chuyên gia đã đề cập đến trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công số 18 với chủ đề “Khởi nghiệp – Bài toán gọi vốn”, được phát sóng vào 10h sáng Chủ nhật ngày 23/09/2018 trên kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam.
Cách thức gọi vốn
Thông thường, khi mới thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên sẽ tự góp vốn với nhau để thực hiện tham vọng của mình. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp đều có tiềm lực tài chính thiếu và yếu, nên có lúc phải đứng trước bài toán cần tăng vốn.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp khởi nghiệp với bài toán gọi vốn
08:58, 17/09/2018
3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam
04:15, 13/09/2018
Cái khó của doanh nghiệp khởi nghiệp xã hội
12:40, 25/08/2018
Doanh nghiệp khởi nghiệp với bài toán quản trị nhân sự
10:47, 24/08/2018
Doanh nghiệp khởi nghiệp với bài toán quản trị tài chính
10:36, 18/08/2018
Thu hút đầu tư và tiếp cận vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp
00:00, 15/08/2018
Nhà đầu tư cần doanh nghiệp khởi nghiệp chia sẻ rủi ro
14:36, 14/08/2018
Giải pháp vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp
00:05, 10/08/2018
Điều kiện đảm bảo ngặt nghèo khiến doanh nghiệp khởi nghiệp khó tiếp cận vốn
11:00, 09/08/2018
Theo các chuyên gia của chương trình CEO – Chìa khóa thành công, một doanh nghiệp khi mới khởi nghiệp cần tính đến nhiều giải pháp gọi vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất. Giống như người đi “bắt cá”, trước hết, doanh nghiệp phải có một “mẻ thính” ngon. Nghĩa là những doanh nghiệp này phải có sản phẩm tốt, thị trường tốt, khả năng mang lại lợi nhuận cao, và tài chính minh bạch. Sau đó, để “thả thính” thành công, doanh nghiệp phải biết chọn nhà đầu tư phù hợp với dự án đang khởi nghiệp, có kế hoạch kinh doanh chi tiết, thậm chí phải đoán biết và nắm bắt tâm lý của những người rót vốn để có lý lẽ thuyết phục sắc bén.
Quan điểm trái chiều
Theo đó, một nhóm bạn trẻ tự góp vốn với nhau để thành lập Cty Dalavi, với sản phẩm dầu lạc nguyên chất tinh khiết. Sau 6 tháng, sản phẩm Dalavi đã được thị trường đón nhận tích cực. Trước bối cảnh thị trường có nhiều sản phẩm tương ứng cạnh tranh, trong khi doanh nghiệp không có nhiều chi phí để truyền thông mạnh, Dalavi đã tập trung phát triển qua nhiều kênh phân phối, đặc biệt chấp nhận cả hình thức ký gửi qua đại lý. Sau 4 tháng thực hiện chính sách cho ký gửi, doanh số của doanh nghiệp đã tăng lên rõ rệt. Song, vốn đọng lại khá lớn ở hàng ký gửi khiến Cty cạn vốn quay vòng trong kinh doanh. CEO đề xuất cần phải tăng vốn mới bảo đảm hoạt động sản xuất và tăng hiệu quả cho phần ký gửi, nhưng vấp phải sự phản đối của các cổ đông sáng lập. CEO đã nhờ tới các chuyên gia của chương trình CEO – Chìa khóa thành công.
Trong chương trình, ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch HĐQT CTCP Secoin, Phó Chủ tịch HĐQT Công nghệ cao TP.HCM, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TP.HCM chia sẻ: “Với một doanh nghiệp hoạt động chưa lâu, bạn không chỉ cần đa dạng các kênh phân phối hàng hóa mà phải đa dạng nguồn vốn”.
Đồng quan điểm, bà Trương Lý Hoàng Phi - Giám đốc điều hành Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (BSSC), Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ TP.HCM (YBA) cho rằng: “Nếu đã tăng vốn thì phải tính đến bài toán tăng thấp nhất nhưng hiệu quả cao nhất. Đồng thời, doanh nghiệp nên gọi vốn lúc Cty đang khỏe mạnh, chứ không phải đợi đến lúc hết tiền mới đi tìm nhà đầu tư”.
Chương trình được đồng hành bởi TƯ Hội Doanh nghiệp Việt Nam, PwC Việt Nam, Tcty Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội (Habeco). Để chia sẻ thêm với các DN khác về vấn đề này, xin mời quý vị gửi email về địa chỉ toasoan@dddn.com.vn, hoặc xem tại www.chiakhoathanhcong.vtv.vn; www.khoinghiep. org.vn |