AGF thua lỗ vì… quá nhiều tiền?

Nguyễn Việt 21/03/2019 11:30

Trên sàn HoSE, cổ phiếu AGF được giới đầu tư xếp vào các mã cổ phiếu “zombie” (xác sống) khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này ngày càng sa sút.

Thủy sản An Giang

Thủy sản An Giang "vụt tắt" vì trái đắng đa ngành.

Theo Báo cáo Tài chính năm 2018 (kỳ kế toán bắt đầu từ 1/10/2017 đến 30/9/2018), Thủy sản An Giang (AGF) có lợi nhuận sau thuế là âm 178 tỷ đồng. Đây là năm thứ hai liên tiếp công ty báo lỗ, nâng tổng số lỗ lũy kế của AGF lên hơn 270 tỷ đồng. Kết quả này dù là tệ nhưng vẫn khá “may mắn” cho AGF khi trước đó theo Báo cáo Tài chính do AGF tự lập (công bố đầu tháng 11.2018) cho thấy, lỗ lũy kế của AGF đã vượt vốn điều lệ.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghe giá điện tăng... doanh nghiệp thuỷ sản

    Nghe giá điện tăng... doanh nghiệp thuỷ sản "sốc"

    15:18, 12/03/2019

  • Doanh nghiệp thuỷ sản gặp khó khi đưa hàng vào siêu thị

    Doanh nghiệp thuỷ sản gặp khó khi đưa hàng vào siêu thị

    02:58, 09/01/2019

  • Doanh nghiệp thuỷ sản biến phế phẩm thành “mỏ vàng” 

    Doanh nghiệp thuỷ sản biến phế phẩm thành “mỏ vàng” 

    05:00, 26/12/2018

  • Cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản bứt phá

    Cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản bứt phá

    07:30, 24/09/2018

Cụ thể, tại Báo cáo Tài chính do AGF tự lập, doanh thu thuần của AGF trong năm tài chính 2018 đạt gần 1.285 tỷ đồng, giảm đến 43% so với năm 2017. Do kinh doanh dưới giá vốn, lợi nhuận gộp của AGF ghi nhận âm 42,6 tỷ đồng. Tuy các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm mạnh so với năm 2017, nhưng AGF vẫn lỗ xấp xỉ 190 tỷ đồng trong năm 2018. Kết quả là tính đến cuối năm 2018, AGF lỗ lũy kế tới 282,2 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty này chỉ là 281 tỷ đồng.

Giải thích về kết quả kinh doanh thua lỗ năm 2018, AGF cho rằng dù doanh thu đạt 71% kế hoạch nhưng lợi nhuận bị âm 178,1 tỷ đồng do không đủ nguyên liệu sản xuất để cung cấp theo hợp đồng cho các khách hàng truyền thống tại thị trường EU, cũng như mở rộng ra thị trường mới; Thị trường Trung Quốc và châu Á có mức tăng trưởng khá nhưng chất lượng không cao, giá xuất thấp; Các ngân hàng siết chặt tín dụng, thiếu nguồn vốn và kết quả vùng nuôi của công ty cũng không cao… Đặc biệt, phải trích lập dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi lên tới hơn 140 tỷ đồng dần đến lợi nhuận gộp giảm 29,8 tỷ đồng…

Vậy tại sao đang từ vị trí là “ngôi sao” trong ngành thủy sản bỗng dưng AGF lại làm ăn sa sút rồi rơi vào tay của Công ty Thủy sản Hùng Vương (HVG) và lâm cảnh lay lắt? Nguyên nhân của việc thua lỗ này đến từ việc AGF có... quá nhiều tiền. Cụ thể, năm 2007, AGF phát hành một lượng lớn cổ phiếu để tăng vốn và thu về hơn 385 tỷ đồng. Tuy nhiên, thay vì dùng số tiền này đầu tư vào lĩnh vực thủy sản, AGF lại đem đi đầu tư tài chính, góp vốn vào các công ty liên doanh liên kết... và kết quả là bị thua lỗ.

Khi nhiều nhà đầu tư lớn bán ra cổ phiếu AGF, Hùng Vương đã chớp cơ hội mua vào. Đến cuối năm 2008, Hùng Vương đã nắm giữ khoảng 21% vốn của Agifish. Đến tháng 3/2010, Hùng Vương đã nâng tỷ lệ nắm giữ lên 51% và nắm quyền chi phối hoạt động của công ty này. Từ đây, nhiều nhà đầu tư hy vọng AGF sẽ trở về thời hoàng kim của mình.

Bằng chứng là các năm 2011, 2012 doanh thu của AGF tăng gần gấp đôi so với những năm trước, ở mức 2.762 tỷ đồng (năm 2011) và 2.811 tỷ đồng ( năm2012) so với con số 1.780 tỷ đồng (năm 2010). Đặc biệt, năm 2011, AGF được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) chứng nhận là doanh nghiệp nằm trong top 3 về xuất khẩu cá tra. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2013, vị thế trong xuất khẩu thủy sản của AGF giảm mạnh về vị trí thứ 7 với giá trị xuất khẩu đạt 112,7 triệu USD.

Bước sang năm 2014, AGF tiếp tục tụt hạng từ vị trí số 7 xuống đến số 14. Không chỉ vậy, giá trị xuất khẩu năm 2014 của AGF cũng giảm gần 25% so với năm 2013. Cũng trong năm này, Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình (mã chứng khoán PAN) đã bán hết 5,2 triệu cổ phiếu AGF (tương đương 20,53% vốn điều lệ). Trong khi đó, Hùng Vương đã tiếp tục mua thêm và nâng sở hữu hơn 20,3 triệu cổ phiếu AGF (tương đương 79,58% vốn điều lệ).

Từ năm 2015 đến nay, liên tục AGF báo kết quả kinh doanh giảm sút và lỗ nặng. Trong đó, năm 2017 kết quả kinh doanh sau kiểm toán, AGF lỗ ròng 187 tỷ đồng, chênh lệch đến 191 tỷ đồng so với con số lãi 4 tỷ đồng mà doanh nghiệp này tự lập. Năm 2018AGF có lợi nhuận sau thuế là âm 178 tỷ đồng.

Nguyễn Việt