Cộng sinh nguồn lực
Diễn đàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mùa 3 với chủ đề “Vai trò doanh nghiệp trong phát triển vùng” đã khép lại với nhiều dư vọng và phản hồi từ phía chính các DN-chủ thể chính của Diễn đàn.
Trước Diễn đàn khá lâu, TS Vũ Thành Tự Anh – Giám đốc Nghiên cứu Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright-ĐH Fulbright Việt Nam đã dành thời gian chia sẻ với báo Diễn đàn Doanh nghiệp - đơn vị được VCCI và các UBND tỉnh trong vùng giao phối hợp cùng các Sở Kế hoạch & Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến các tỉnh thực hiện Diễn đàn – một bài viết tâm huyết với chủ đề “Cộng sinh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.
Từ tương hỗ tự nhiên...
Trong bài viết, chuyên gia cố vấn nội dung của Diễn đàn các mùa nêu quan điểm: TP HCM là một “thân thể”, trong đó, các tỉnh thuộc vùng phía Nam (Đông Nam Bộ) và các tỉnh thuộc vùng phía Tây (Tây Nam Bộ) là “tay trái, tay phải” – tất cả cộng sinh, tương hỗ để trở thành một cơ thể khỏe mạnh, phát triển.
Ví nôm na là thế, một doanh nghiệp khi đọc bài viết được đăng trang trọng trên chuyên đề Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - báo Diễn đàn Doanh nghiệp và toàn văn trong tài liệu kỷ yếu được trao cho các đại biểu tham khảo tại Diễn đàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hôm 27/9/2019, chia sẻ rằng: Ông nhớ lại bài học về bộ phận nào quan trọng nhất trong cơ thể, bài học dễ thương của những ngày thơ ấu. Trong bài học đó, bộ phận nào của một cơ thể cũng có vị trí, chức năng, giá trị quan trọng. Không có bộ phận này thì cơ thể đó sẽ thiếu đi sức sống, sẽ là khuyết thiếu.
Hình ảnh đó thực sự tương tự như sự cộng sinh đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra – đặc biệt là cộng sinh tự nhiên giữa các chủ thể chính của vùng kinh tế và liên kết kinh tế vùng – là các doanh nghiệp. Mà trong dòng chảy cộng sinh đó, các cơ chế, chính sách, yếu tố điều phối của liên kết vùng là sự thúc đẩy để mối cộng sinh này dày đặc hơn, xuyên suốt hơn, cũng để hiệu quả hơn.
... đến nguồn lực chung cho nền kinh tế
Để nguồn lực kinh tế vùng mới trở thành nguồn lực cộng sinh tổng hợp – đảm đương vai trò động lực chính thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế, sự chủ động tương hỗ, hợp tác, liên kết, cộng sinh của các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Và sự cộng sinh đó đòi hỏi đến từ các doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ và thậm chí các cá thể kinh doanh vi mô, hộ gia đình.
Trên thực tế, sự cộng sinh đó cũng đang diễn ra vừa tự nhiên, vừa trên độ mở và “phẳng” của không gian kinh tế vùng.
Một lãnh đạo của TP HCM cho biết nếu một ngày TP không có nguồn vốn con người đến từ các địa phương khác trong vùng, sinh hoạt, lao động, làm việc… có lẽ TP sẽ lâm vào tình trạng khan hiếm nhân lực lao động và rất nhiều doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn sẽ gặp khó khăn. TP HCM hiện đang có gần 9 triệu người tính theo dân số cơ bản, tính cả người dân nhập cư ước tính gần 14 triệu người. Toàn vùng cũng đang có lượng dân số và nhân lực lao động thuộc khu vực kinh tế lớn nhất nước. Số lượng doanh nghiệp theo đó cũng tương đương và chiếm tỷ trọng lớn về tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội (chủ yếu là tổng vốn đầu tư của khu vực tư nhân).
Ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nêu ý kiến tại Diễn đàn là để phát huy được vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng, cần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao để mở rộng thị trường, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Ông Liêm nhấn mạnh việc đảm bảo nguồn cung lao động chất lượng, đồng thời, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển là hai trụ cột chính để “nâng đỡ” và tạo hiệu quả cộng sinh của cộng đồng kinh doanh.
Vẫn xuất xứ từ góc nhìn quy hoạch, nhưng là “quy hoạch” tín dụng cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt khối SMEs, ông Lê Thành Trung, P.TGĐ HDBank cho rằng đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các doanh nghiệp hạ tầng – doanh nghiệp địa ốc –tạo “nền” cho nền kinh tế rất đáng được ưu tiên. Quy hoạch hạ tầng và phát triển các doanh nghiệp/ các dự án địa ốc doanh nghiệp phù hợp sẽ không chỉ góp phần hóa giải các bài toán về đô thị hóa, đặc biệt của TP HCM (với tắc đường, ngập nước, kẹt xe, dồn ứ dân cư…) mà còn kích thích các tỉnh vệ tinh cùng phát triển.
Việc đảm bảo nguồn cung lao động chất lượng, đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển là hai trụ cột chính để “nâng đỡ” và tạo hiệu quả cộng sinh của cộng đồng kinh doanh.
Theo đó, chia sẻ bên lề Diễn đàn, ông Trung cho rằng tín dụng cho các doanh nghiệp cụ thể nhóm địa ốc, được HDBank tính toán từ cả góc độ chất lượng dự án vẫn vai trò, tác động của dự án đối với hiệu quả kinh tế cộng đồng, nếu là dự án nhà ở thì đó bao gồm nhu cầu thực về an cư của các cư dân kinh tế vùng.
Ở một góc độ khác, TP HCM không chỉ là địa chỉ đầu tàu, tạo hiệu ứng lan tỏa của vùng kinh tế, còn là thị trường tiêu thụ và rót vốn đầu tư bậc nhất của vùng lẫn liên vùng.
Một doanh nghiệp nông sản có trụ sở tại TP HCM, đóng thuế ngân sách top đầu cho TP HCM và có tên trong danh sách các doanh nghiệp được VCCI và BTC Diễn đàn tuyên dương vì những đóng góp tiêu biểu cho sự phát triển kinh tế vùng trọng điểm phía Nam 2019, chia sẻ: Trong khi doanh nghiệp ông sử dụng nguồn nguyên liệu và nhà máy tại chỗ ở khu vực liên vùng thuộc cao đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các doanh nghiệp hạ tầng – doanh nghiệp địa ốc –tạo “nền” cho nền kinh tế rất đáng được ưu tiên. Quy hoạch hạ tầng và phát triển các doanh nghiệp/ các dự án địa ốc doanh nghiệp phù hợp sẽ không chỉ góp phần hóa giải các bài toánnguyên Trung phần với DakLak, Lâm Đồng, Buôn Mê Thuột…, thì Cty ông cũng có 4 nhà máy cà phê và tiêu tại Bình Dương. Hàng hóa từ đó được chế biến, xuất khẩu đi ở các cảng thuộc TP HCM. Có thể thấy đây là một điển hình của việc sử dụng, “giải quyết”, phát huy mọi lợi thế của các địa phương trong vùng để làm nên diện mạo, sức sống, nguồn lực kinh tế vùng.
Cộng sinh nguồn lực vì vậy, trong chung có riêng và từ riêng để thành chung. Hay nói như đề dẫn tại Diễn đàn của TS Trần Du Lịch, TV Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, từ “tư duy kinh tế tỉnh” mà bước ra và hướng đến “tư duy kinh tế vùng”.