Quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước (Kỳ 2): Góc nhìn từ Vinatex

LÊ TIẾN TRƯỜNG, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam 28/02/2021 06:00

Để Doanh nghiệp nhà nước phát triển bền vững, cần đổi mới cơ chế, chính sách với trọng tâm là đổi mới cơ chế quản lý người đại diện.

LTS: Đề án “Áp dụng quản trị hiện đại đối với các doanh nghiệp Nhà nước, minh bạch hóa hoạt động đầu tư kinh doanh của chủ sở hữu Nhà nước” đang được Chính phủ xây dựng. Nhưng theo nhiều chuyên gia, việc đầu tiên lại bắt nguồn từ cơ chế quản lý.

 Từ năm 2015, Vinatex trở thành công ty cổ phần với 48% vốn điều lệ thuộc về cổ đông ngoài nhà nước

Từ năm 2015, Vinatex trở thành công ty cổ phần với 48% vốn điều lệ thuộc về cổ đông ngoài nhà nước

Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quy định trước khi biểu quyết tất cả những nội dung thuộc thẩm quyền HÐQT, người đại diện phần vốn nhà nước tại DN (người đại diện) phải xin ý kiến chủ sở hữu, sau đó triệu tập HÐQT họp để biểu quyết, thông qua nghị quyết làm cơ sở cho cơ quan điều hành triển khai thực hiện. Thời gian chờ chủ sở hữu trả lời thường không cố định, có thể là một hoặc hai tháng.

Trước đây là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, việc chờ cơ quan chủ quản có ý kiến chỉ đạo là đương nhiên. Nhưng từ năm 2015, Vinatex trở thành công ty cổ phần với 48% vốn điều lệ thuộc về cổ đông ngoài nhà nước cho nên quy trình này sẽ làm khó cho tập đoàn.

Mục tiêu hoạt động và cơ chế đầu tư cũng đang là nút thắt lớn đối với sự phát triển của khu vực DNNN. DNNN phải thực hiện các nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao và bị ràng buộc hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định cho nên khó mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới có nhiều tiềm năng. Nếu mục tiêu hoạt động là mang lại lợi nhuận thì DNNN phải được hoàn toàn chủ động trong kinh doanh, được kinh doanh những ngành, nghề pháp luật không cấm, miễn là bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao.

Đặc biệt sau thời gian cổ phần hóa, nhóm các công việc liên quan đơn vị sự nghiệp, quyết toán đơn vị sự nghiệp, quyết toán cổ phần hóa Viện Dệt may và Viện Mẫu thời trang, cụm đơn vị sự nghiệp tạm thời giao cho Vinatex quản lý. Những vướng mắc liên quan đến điều hành cũng cần quyết định dứt điểm.

Hơn nữa, cơ chế hiện hành đòi hỏi tất cả các dự án đầu tư, kinh doanh của DNNN phải thành công và có lãi khiến doanh nghiệp không dám kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và đổi mới sáng tạo vì gặp rủi ro, thua lỗ sẽ bị đánh giá là làm thất thoát vốn và tài sản nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Quyền tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước: Quyền tự chủ vàp/nguyên tắc thị trường

    Quyền tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước: Quyền tự chủ và nguyên tắc thị trường

    16:13, 25/02/2021

  • Quyền tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước: Góc nhìn từ Vinatex

    Quyền tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước: Góc nhìn từ Vinatex

    16:11, 25/02/2021

  • Thủ tướng: Sẽ giao dự án cho tư nhân nếu doanh nghiệp Nhà nước

    Thủ tướng: Sẽ giao dự án cho tư nhân nếu doanh nghiệp Nhà nước "ôm dự án" không làm

    16:05, 20/02/2021

  • Doanh nghiệp nhà nước: Chưa tách bạch quyền chủ sở hữu với quyền của doanh nghiệp

    Doanh nghiệp nhà nước: Chưa tách bạch quyền chủ sở hữu với quyền của doanh nghiệp

    04:10, 11/02/2021

LÊ TIẾN TRƯỜNG, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam