“Vaccine” nào cho doanh nghiệp sống giữa mùa dịch COVID 19?
Ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu nhiều hệ lụy liên quan do tác động ảnh hưởng bởi đại dịch COVID 19 đã khiến hàng nghìn doanh nghiệp không còn khả năng “đề kháng” bắt buộc phải giải thể…
Chưa bao giờ, cộng đồng doanh nghiệp phải chịu cơn “địa chấn” nặng nề do “bão” COVID 19 gây ra đã làm đảo chiều toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh nếu không có “vaccine” phòng ngừa, điều chỉnh kịp thời.
Theo Tổng Cục thống kê, chỉ trong 02 tháng đầu năm 2021, cả nước có 33.600 doanh nghiệp phải đóng cửa, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Chưa kể, trong 10 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 41,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 58,7% so với cùng kỳ năm 2019; 13,5 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,1%.
Đây được xem là con số buồn của một năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 hoành hành không chỉ Việt Nam mà cả toàn cầu. Và cũng là thách thức cho không ít doanh nghiệp “thử vàng” để vượt qua “bão lửa” trong việc kiểm chứng lại sức chịu đựng và khả năng thích nghi suốt thời gian qua.
Nguồn nguyên liệu nhập khẩu bế tắc, hàng xuất khẩu có lúc bị tê liệt hoàn toàn do việc thông thương không thể diễn ra như bình thường trước đó. Hệ thống dịch vụ logistic luôn rơi vào tình trạng báo động vì nhiều “điểm nghẽn” cản trở hàng hóa lưu thông. Biểu đồ số liệu thống kê xuất nhập khẩu chưa bao giờ ảm đảm như trong thời gian qua. Và, dự báo đến hết năm 2021, tác động của dịch COVID 19 sẽ còn tác động tới không ít doanh nghiệp lao đao.
Trong cái khó ấy, nhiều doanh nghiệp đã chủ động sớm xoay chuyển tình thế, tận dụng tối đa các kênh kinh doanh, áp dụng triệt để các giải pháp để giữ thăng bằng cán cân xuất nhập khẩu. Qua theo dõi, nhiều doanh nghiệp cũng đã tự đánh giá về thực trạng sản xuất kinh doanh, điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở đó cải tiến mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng hiệu quả và bền vững.
Các chuyên gia kinh tế nhận thấy, công nghệ 4.0 cũng được doanh nghiệp xem như “phao cứu sinh” trong bối cảnh dịch bệnh trong thời gian qua. Bằng chứng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đã tận dụng tối đa công nghệ này để xoay xở, mở rộng thị trường nội địa đối với các mặt hàng nông sản không thể đi và đến đều đặn như những năm trước. Qua kênh bán hàng thương mại điện tử, nhiều giao dịch trực tuyến cũng được triển khai.
Mặt khác, trong đại dịch COVID 19, Đảng và Nhà nước ta cũng đã nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh giúp Việt Nam trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, điểm đến tiềm năng, an toàn cho sự phân bổ lại dòng vốn đầu tư trên thế giới. Đặc biệt, xu hướng chuyển dịch nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc của các tập đoàn trên thế giới cũng là cơ hội lớn cho Việt Nam. Với lực lượng lao động đông đảo và giá nhân công rẻ, cơ sở hạ tầng khá tốt, vị trí địa lý gần Trung Quốc, Việt Nam sẽ được các tập đoàn có nhu cầu dịch chuyển ngày càng chú ý hơn.
Tuy nhiên, cũng trong cơn đại dịch COVID 19 thì tình trạng “bong bóng thị trường” cũng được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp thực sự “hiện nguyên hình” bởi họ đã chuẩn tốt sức “đề kháng” cho chính bản thân mình. Tình trạng đánh bóng thương hiệu, hình ảnh…bằng các con số ảo trên thị trường đã dần bị loại bỏ.
Trong muôn vàn cái khó do dịch bệnh càn quét, bước sang năm 2021, doanh nghiệp xuất nhập khẩu kỳ vọng một hướng mở mới để ổn định tình hình. Đặc biệt, qua bối cảnh tình hình trong nước và thế giới thời gian qua, doanh nghiệp trong nước cũng hy vọng thời gian tới sẽ dần lấy lại “phong độ”, vị thế để sớm “hồi sinh” trở lại.
Có thể bạn quan tâm
Nghệ An: Bao giờ cảng Lạch Vạn hết cảnh ô nhiễm?
06:28, 22/03/2021
Xuất khẩu thô đá hoa trắng tại Nghệ An (Kỳ 3): Vẫn chỉ là... chờ Bộ xem xét
16:47, 17/03/2021
"Vì sao Nghệ An không có đô thị được chọn dự kiến trực thuộc Trung ương?
11:41, 15/03/2021
COVID-19: Hãy để pháp luật lên tiếng…
04:37, 28/03/2021
TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Gói hỗ trợ COVID-19, cần chính sách thiết thực!
03:00, 27/03/2021
Chủ tịch Quốc hội: Sớm cung cấp Vaccine phòng dịch Covid-19 cho TP Hà Tiên
07:40, 27/03/2021