Bàn về doanh nghiệp Việt
Doanh nghiệp Việt Nam đang làm chủ nền kinh tế của đất nước, đang đóng góp chủ chốt vào thu ngân sách, đang đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế của đất nước,
Thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe một số chuyên gia kinh tế nói rằng: “tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào doanh nghiệp FDI, đóng góp của doanh nghiệp nội rất ít”, “doanh nghiệp Việt Nam thua ngay trên sân nhà”, “Doanh nghiệp Việt Nam rất yếu ớt, rất èo uột”.
Chuỗi bài này tôi muốn bàn đến hai vấn đề sau đây về doanh nghiệp Việt:
1) Doanh nghiệp Việt Nam có vai trò, đóng góp như thế nào trong nền kinh tế Việt Nam.
2) Doanh nghiệp FDI có vai trò như thế nào trong việc tăng trưởng của Việt Nam và của các nước đang phát triển.
Đầu tiên là lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính, lĩnh vực được coi là huyết mạch của nền kinh tế: Các ngân hàng Việt Nam đã và đang làm chủ huyết mạch kinh tế của đất nước. Hãy nhìn các ngân hàng và các công ty chứng khoán: Những cái tên Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Techcombank, VPBank, MBBank, VIB, HDBank, Sacombank, ACB, TPB, STB, SSI, .... đều là Việt Nam cả đấy.
Nên nhớ trong vài năm gần đây, các ngân hàng Việt Nam tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, tăng trưởng lợi nhuận cả ngành lên đến 35%-50%-70% một năm.
Thứ hai là lĩnh vực giao thông, Viễn thông, điện lực, các lĩnh vực được coi là hạ tầng của nền kinh tế: Toàn bộ sân bay, quản lý vận hành sân bay, các hãng hàng không, vận tải hành khách và vận tải hàng hoá, toàn bộ các hãng viễn thông, toàn bộ việc điều độ và phân phối điện đều là doanh nghiệp Việt Nam cả đấy chứ.
Hãy nhìn nhũng cái tên Viettel, VNPT, Mobile Phone, Vietnam Mobile, FPT Telecom, Vietnam Airlines, VietJet, Bamboo, mặt đất, EVN, Sơn La, Hoà Bình, Phú Mỹ, Long Hải, Vĩnh Tân, Vũng Áng, Sông Hậu.... đều là các doanh nghiệp Việt Nam đấy chứ.
Thứ 3 là lĩnh vực xây dựng, vật liệu xây dựng: Hoà Phát, Tôn Hoa Sen, Coteccons, Hoà Bình, REE, Delta... đều là các doanh nghiệp Việt Nam đấy chứ.
Thứ 4 về bộ mặt đô thị ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh và các TP lớn trong cả nước cũng như các khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển ở Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Qui Nhơn, Phan Thiết, Phú Yên... phần lớn đều do Vin Group, Sun Group, FLC, Nova Land... là chủ đầu tư và do các doanh nghiệp Việt là nhà thầu xây dựng.
Thứ 5: Hãy nhìn những doanh nghiệp lớn: Vingroup, Sun Group, Masan, VietJet, Trường Hải, Vinamilk, FPT, Thế giới di động, Thành Công, Minh Phú, Doji.... Việt Nam cả đấy chứ.
Bạn có biết trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500) thì các doanh nghiệp Việt chiếm bao nhiêu %, doanh nghiệp FDI chiếm bao nhiêu % không? Xin hãy đọc các thống kê sau:
1) Top 10: có 9 Việt Nam và 1 FDI (Samsung Electronics Thái Nguyên)
2) Top 20: có 18 Việt Nam và 2 FDI (Thêm Chăn nuôi CP Việt Nam)
3) Top 30: có 27 Việt Nam và 2 FDI + 1 liên doanh (thêm Vietso Petro)
4) Top 40: có 37 Việt Nam, 2 FDI + 1 LD
5) Top 50: có 46 Việt Nam, 3 FDI + 1 LD (thêm Unilever)
6) Top 100: có 89 Việt Nam, 10 FDI + 1 LD
Thống kê trên đã chỉ ra rằng doanh nghiệp Việt Nam chiếm từ 90% đến 92% trong nhóm 10, 20, 30, 40, 50, 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Tất cả những điều đó đã không thể phủ nhận rằng doanh nghiệp Việt Nam đang làm chủ nền kinh tế của đất nước, đang đóng góp chủ chốt vào thu ngân sách, đang đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, chứ không phải doanh nghiệp Việt èo uột, đang chết dần, đang mất thế trên sân nhà như một số người vẫn tự kỷ ám thị rồi đi mang cái tư duy nhược tiểu đi phát tán ra cộng đồng.