Nguy cơ “chảy máu” chất xám sang Nhật
Nhật Bản sẽ trình Quốc hội thông qua Dự luật cho phép lao động nước ngoài được nhập cư dài hạn, điều này sẽ khiến nhiều quốc gia có nguy cơ bị “chảy máu” chất xám.
Theo đó, lao động nước ngoài có trình độ cao được phép mang theo gia đình khi sang Nhật Bản làm việc và có thể thường trú vĩnh viễn tại nước này.
Nhu cầu nhập khẩu lao động lớn
Bên cạnh sự tiến bộ vượt bậc về kinh tế, khoa học công nghệ, việc kéo dài tuổi thọ con người như là mặt trái của sự phát triển.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, trên 83 tuổi. Theo một khảo sát của OECD, Nhật Bản là nước có tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên cao nhất với 25%, trong khi ở Mỹ chỉ là 14%. Bởi vậy, một thách thức lớn đặt ra đối với Chính phủ nước này là số người phải rời bỏ công việc ngày càng nhiều để chăm sóc người già.
Với môi trường lao động chuyên nghiệp, an toàn, thu nhập cao, Nhật Bản là thị trường lao động hấp dẫn thu hút hàng triệu lao động nước ngoài.
Tính đến nay, Nhật đạt mốc kỷ lục 1,28 triệu lao động ngoại quốc, trong đó đứng đầu bảng là Trung Quốc, Việt Nam xếp thứ 3.
Có thể bạn quan tâm
Từ Huy chương Vàng Olympic nghĩ về "chảy máu chất xám"
14:00, 17/07/2018
Chảy máu chất xám cản trở tăng tưởng Đông Nam Á
06:15, 11/06/2017
Báo động kỹ năng tiếng Anh của nhân lực ngành Công nghệ thông tin
16:34, 14/11/2018
VCCI hỗ trợ doanh nghiệp mô hình quản trị nguồn nhân lực
12:52, 14/11/2018
Khan hiếm nhân lực chất lượng cao
09:00, 31/10/2018
Vốn nhân lực - yếu tố quan trọng tác động đến nền kinh tế khu vực Đông Á
06:38, 29/10/2018
Rủi ro cho Việt Nam
Nhật Bản nói riêng và những quốc gia phát triển khác nói chung nỗ lực giải quyết vấn đề già hóa dân số đã làm xuất hiện một vấn đề toàn cầu khác, đó là “chảy máu” chất xám ở những nước kém phát triển.
Việc Nhật Bản nới lỏng chính sách nhập cư sẽ khiến quá trình “chảy máu” chất xám ở những nước nghèo diễn ra nhanh chóng hơn, nhất là với Việt Nam, khi môi trường lao động và chế độ đãi ngộ chưa theo kịp giá cả thị trường và nhu cầu phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
Điển hình là trong số 16 quán quân Olympia, chỉ duy nhất 1 người chọn trở về Việt Nam làm việc, còn lại đều chọn “bến đỗ” tại Australia. Ngoài ra, nhiều chuyên gia hàng đầu Việt Nam không muốn trở về nước, bởi một lý do khá giống nhau là môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ...
Việt Nam cần làm gì để đối phó vấn nạn bị “bòn rút” nhân lực? Tất cả phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước. Môi trường làm việc và cơ hội phát triển kỹ năng nghề nghiệp là yếu tố then chốt đầu tiên cần được quan tâm, tiếp đến là chế độ đãi ngộ về vật chất.