Tôn vinh vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong thời đại mới

Anh Trà 04/09/2018 17:21

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ III năm 2019 và Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020.

Người có uy tín tiêu biểu trong cộng đồng người DTTS là đội ngũ

Đội ngũ người có uy tin tiêu biểu luôn đống vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng người DTTS

Những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số luôn được Đảng, Nhà nước, tỉnh quan tâm tạo mọi điều kiện phát huy khả năng, trí tuệ, sáng tạo trên mọi lĩnh vực, đóng góp lớn trong sự phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực.

Với tinh thần không ngại khó, ngại khổ, đã có nhiều tấm gương đã mạnh dạn khai thác tiềm năng, thế mạnh của miền núi, ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất với quy mô lớn hơn, tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường. 

Có thể bạn quan tâm

  • Nam A Bank "nâng bước đến trường- thắp sáng tương lai" cho nữ sinh dân tộc thiểu số

    09:01, 25/07/2018

  • Nam A Bank trao học bổng cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tại Đồng Nai

    13:31, 05/07/2018

  • Nam A Bank cùng Hoa hậu H’Hen Niê nâng bước đến trường cho học sinh dân tộc thiểu số

    09:49, 02/07/2018

  • Giảm một nửa lãi suất cho vay với hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số

    14:29, 06/07/2017

Đặc biệt, trên khắp cả nước, nhiều doanh nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi là người DTTS tạo dựng được những cơ sở sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây dược liệu; chăn nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm, chế biến nông lâm sản, kinh doanh dịch vụ với doanh thu hàng trăm tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động...

Do đó, để tục khẳng định và ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào DTTS và nhân rộng những tấm gương điển hình tiêu biểu nói trên, Đại hội đại biểu các DTTS còn là diễn đàn học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, đồng thời là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin vào sự đồng thuận của nhân dân.

Đồng thời đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2009-2019; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện chính sách dân tộc giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2020; là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, đồng thời là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của nhân dân.

Bên cạnh đó, Đại hội sẽ tổng kết, đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới từ đại hội lần trước đến đại hội lần này và kết quả thực hiện quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS các cấp.

Đại biểu chính thức tham gia Đại hội là người tiêu biểu, đại diện cho 53 DTTS thuộc mọi thành phần, vùng miền, lĩnh vực của đời sống xã hội, được lựa chọn, suy tôn từ Đại hội các cấp.

Đại hội từ địa phương đến trung ương cần được tổ chức trang trọng với quy mô phù hợp, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tạo khí thế sôi nổi, phấn khởi, tự hào trong các tầng lớp nhân dân.

Đại hội được tổ chức ở 3 cấp là huyện, tỉnh và trung ương (Đại hội toàn quốc). Đại hội cấp huyện tổ chức trong 1 ngày, hoàn thành xong trước ngày 30/6/2019; cấp tỉnh tổ chức từ 1,5-2 ngày, hoàn thành xong trước ngày 30/11/2019; Đại hội toàn quốc tổ chức trong 3 ngày vào cuối quý I hoặc đầu quý II/2020.

Ban Chỉ đạo Đại hội toàn quốc do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng ban; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến làm Phó Trưởng ban Thường trực; thành viên Ban Chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương liên quan

Anh Trà