Facebook sập, toàn cầu lo lắng vì sao?

Nguyễn Long 14/03/2019 11:00

Mạng xã hội (MXH) Facebook hôm qua đã “sập” trên toàn cầu, khiến 2,3 tỷ người dùng lao động, trở thành tâm điểm dư luận. Từ khi nào một MXH lại có sức ảnh hưởng lớn như vậy?

Facebook sập toàn cầu lo lắng vì sao?

Facebook sập toàn cầu lo lắng vì sao?

Không thể truy cập

Từ 23 giờ ngày 13/3, một số dịch vụ của mạng xã hội lớn nhất thế giới như Facebook, Instagram đều hoạt động không ổn định.

Sự cố lần này được đánh giá là kéo dài nhất và trên diện rộng nhất, khi đã hơn 8 giờ trôi qua nhưng nhiều người than phiền về việc không thể sử dụng Facebook. Theo BBC, lần gần nhất Facebook bị "sập" với quy mô rộng toàn cầu và lâu như thế này đã là từ năm 2008, nhưng khi đó họ chỉ có 150 triệu thành viên, còn hiện số người dùng Facebook hàng tháng lên tới 2,3 tỷ. Hashtag #facebookdown nằm trong số những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất.

Chỉ khoảng một giờ sau khi người dùng phản ánh, Facebook đã lên tiếng thông qua Twitter, khẳng định "vấn đề không liên quan tới tấn công từ chối dịch vụ DDoS" và đang nỗ lực khắc phục sớm nhất có thể.

Sự cố xảy ra trên diện rộng, trong đó Việt Nam ảnh hưởng ở mức trung bình (vàng). Mức độ ảnh hưởng từ ít đến nhiều thể hiện qua các màu vàng nhạt - vàng - cam - đỏ.

Sự cố xảy ra trên diện rộng, trong đó Việt Nam ảnh hưởng ở mức trung bình (vàng). Mức độ ảnh hưởng từ ít đến nhiều thể hiện qua các màu vàng nhạt - vàng - cam - đỏ.

Trước đó, vào tầm 9 giờ sáng ngày 13/3, Gmail cũng gặp sự cố toàn cầu, không thể tải file đính kèm. Tại Việt Nam, trên các diễn đàn tại Việt Nam, nhiều người phản ánh tình trạng không thể tải tệp đính kèm trên Gmail về hay xem tệp trên các công cụ online của Google.

Có thể bạn quan tâm

  • Mặt trái của môi trường làm việc tích cực tại Facebook

    04:05, 22/01/2019

  • Facebook đang vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam như thế nào?

    01:38, 10/01/2019

  • Nghi án Facebook nghe lén người dùng

    00:19, 27/11/2018

  • Facebook xác nhận “dính” lỗi kỹ thuật lần 2 trong 2 tuần liên tiếp

    05:01, 22/11/2018

Tác động ra sao?

Facebook với số lượng người dùng đã lên đến 2,3 tỷ người đủ thấy sức ảnh hưởng và lan tỏa của MXH này lớn nhường nào. Facebook giờ không chỉ là nơi kết nối bạn bè mà nó đã trở thành công cụ quảng cáo và bán hàng, vì vậy khi MXH sập thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các cá nhân.

Ngay tại Việt Nam, những người bán hàng online thông qua nền tảng Facebook đều phản ánh rằng không thể phản hồi khách hàng trên fanpage, trong khi đó ở phần thiết lập quảng cáo, Facebook thừa nhận "dịch vụ quảng cáo có thể không khả dụng". Mạng xã hội này cho biết: "Dù quảng cáo hiện tại tiếp tục được phân phối, các chiến dịch có thể bị giảm phạm vi tiếp cận do một số người gặp khó khi truy cập ứng dụng của chúng tôi".

Có thể ví Facebook giờ như ăn vào máu người dùng, nó dễ dàng gây nghiện đối với giới trẻ, tuy nhiên hiện nay ngay cả người già cũng có dấu hiệu nghiện, họ dùng Facebook để bớt cô đơn hơn trong cuộc sống xô bồ, hiện đại. Các nhà tâm lí học đã giới thiệu một căn bệnh mới mang tên FAD (Facebook Addiction Disorder) – chứng nghiện FB, thường xảy ra với người trẻ tuổi, dưới 25. Nó là một loại nghiện hành vi, còn dễ gây nghiện hơn cả rượu, thuốc lá,… Chính vì vậy khi không thể truy cập Facebook nó sẽ gây rối loạn nhịp sống của không ít người.

Không thể phủ nhận mặt tốt của Facebook. Vì vậy không nên và không thể cấm dùng nó. MXH nói chung không có lỗi. Lỗi chăng là ở người dùng. Những người sáng lập ra trang MXH này hẳn phải nghiên cứu để phát huy hiệu quả, ngăn chặn, khắc phục mặt hạn chế của nó. Các quốc gia và các cơ quan hữu trách phải nghiên cứu để kiểm soát, quản lí nó một cách chặt chẽ hơn. Phải tăng cường giáo dục và tự giáo dục về “văn hoá trên mạng”. Bên cạnh đó, đối với những người bán hàng online họ nên sử dụng thêm các nền tảng khác, tránh chỉ phụ thuộc vào một nền tảng Facebook, đặc biệt do đây là doanh nghiệp ở nước ngoài nên khi có vấn đề gì cần khắc phục sẽ mất rất nhiều thời gian so với trang thương mại điện tử ở Việt Nam.

Nguyễn Long