Đâu sẽ là nội dung 'trend' trên YouTube thời gian tới?
Theo ông Nguyễn Đình Trung - Hãng tư vấn NDT & Partner / Digital Media, các nội dung mang tính bền vững như: âm nhạc, phim, game và các nội dung tin tức luôn là sự quan tâm của khán giả.
Liên quan đến nhận định xu hướng nội dung số trên YouTube và các kênh mạng xã hội khác trong thời gian tới, Báo DĐDN đã có buổi trao đổi với ông ông Nguyễn Đình Trung - Hãng tư vấn NDT & Partner / Digital Media để làm rõ hơn nội dung này.
- Thưa ông, trong nền kinh tế số, việc trở thành triệu phú USD nhờ các kênh mạng xã hội đã trở thành điều bình thường trong thập kỷ vừa qua. Vậy ông đánh giá tác động của mạng xã hội như YouTube, Facebook ra sao trong việc thay đổi nền kinh tế?
Qua câu chuyên cậu bé Ryan Kaij kiếm số tiền 26 triệu USD năm 2019, nhìn về thị trường ở Việt Nam một chút, có nhiều các creator - người làm nội dung Việt nam không thua kém gi các nhà sáng tạo nội dung nước ngoài. Khi nội dung số trở thành một sản phẩm kinh doanh xuyên biên giới, không giới hạn không gian và thời gian, có thể nói mạng xã hội tác động rất lớn đến người dùng và giúp đóng góp ngân sách cho đất nước, thông qua câu chuyện của nhiều nhà sáng tạo nội dung.
- Theo ông, cơ hội mở ra cho những creator như thế nào trong thời gian tới, khi mà thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt? Nội dung số nào sẽ là xu thế (trend) trong thời gian tới?
Các mạng xã hội lớn như Youtube, Facebook thời gian vừa qua có nhiều bế bối lớn về nội dung. Họ không kiểm soát được các nội dung không phù hợp chính sách quảng cáo, các video gây hiểu hầm, nội dung cho trẻ em không chuẩn về giáo dục lứa tuổi. Chính vì vậy, họ gặp nhiều khiếu nại từ các nhãn hàng, đối tác thuê quảng cáo đặt trên kênh Youtube nội dung không đúng đối tượng mục đích nhãn hàng. Nên đợt vừa qua Youtube cũng như Facebook đã tiến hành thanh lọc hàng loạt các nội dung cáo buộc vi phạm chính khách quảng cáo. Dẫn đến các creators cũng thay đổi để thích ứng với chính sách của các mạng xã hội đưa ra.
Cuộc canh tranh ở các creators ngày càng không dừng lại ở sáng tạo nội dung nữa, mà họ còn cạnh tranh với nhau về số lượng. Khi nói về nội dung số, người ta thường nghĩ đến các nội dung mang tính bền vững như: âm nhạc, phim, game và tin tức. Trend thì thường phụ thuộc vào các sự kiện xảy ra, các sản phẩm giải trí mang tính sáng tạo và có sự đầu tư về mặt nội dung cũng như hình ảnh chất lượng cao.
Ví dụ như hiện tượng 1977 Vlog vừa qua tại Việt Nam. Với những công cụ thực hiện clip rất đơn giản nhưng quan trọng là “nguyên liệu” họ sáng tạo từ những tác phẩm văn học, khả năng kết hợp bắt trend cùng với khung sườn chất điện ảnh cổ điển đã thổi một luồng gió mới cho cộng đồng mạng. Họ sáng tạo từ những gì đã có nhưng biến chúng thành của mình, mang một cái “chất” mà khi xem hay nhắc đến mọi người sẽ ngay lập tức nhớ tới nhóm 1977 Vlog .
Nhưng như tôi đã nói trên, trend trong thời gian tới có thể xoay quanh phim, âm nhạc và chính nhóm 1977 Vlog đã khai thác chất liệu phim trong các sản phẩm của mình, mà cụ thể là phim đen trắng.
Có thể bạn quan tâm
Khi các creator kiệt sức vì YouTube
05:59, 12/04/2019
Tia hi vọng mới cho các creator trên YouTube
05:04, 24/06/2018
Facebook 'chơi xấu' YouTube, Twitter
12:58, 07/11/2019
Từ quảng cáo đến bán hàng, các YouTuber đang kiếm tiền ra sao?
05:32, 03/09/2019
- Theo ông, để phát triển bền vững các kênh YouTube, các creators sẽ cần phải làm gì?
Để phát triển các kênh Youtube bản thân các nhà sáng tạo nội dung hiểu được chính sách của đối tác đưa ra. Chọn các nội dung mang tính giá trị nhân văn và có hàm lượng giải trí vào các đối tượng khán giả rộng. Ngoài ra các creators còn cập nhật thêm kiến thức luật pháp để tránh khỏi tình trạng làm các nội dung vi phạm pháp luật mà chính các nhà sáng tạo không biết mình đã vi phạm.
- Tuy nhiên, trong kỷ nguyên của các mạng xã hội, vấn đề vi phạm bản quyền cũng là điều gây nhức nhối. Bởi khi các creators cạn kiệt nguồn cảm hứng sáng tạo, sẽ dẫn đến sao chép ý tưởng, vậy theo ông nhìn nhận việc này đã tác động xấu như thế nào đến môi trường sáng tạo của creators?
Như tôi từng chia sẻ vấn đề kỷ nguyên số, bản quyền và sở hữu trí tuệ khi các sản phẩm chất xám hay bị đánh cắp trục lợi. Bản thân các creatosr thường bắt chước nhau về các nội dung cùng chủ đề để làm nội dung dẫn đến nội dung càng ngày không còn sự sáng tạo. Tuy nhiên, bên cạnh điều chưa tốt, có thể nói nhiều creator ở Việt Nam cũng như nước ngoài tạo ra các nội dung sáng tạo và nhiều khán giả yêu thích và tạo xu hướng cho sáng tạo nội dung.
- Việc vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ đang diễn ra hàng giờ trên các kênh MXH. Tuy nhiên các bộ lọc tự động hay thủ công cũng không thể kiểm soát hết nội dung. Vậy theo ông, cần có một hành lang pháp lý xử phạt mạnh mẽ hơn như thế nào đối với hành vi vi phạm trên?
Khi nói đến nội dung trong kỷ nguyên số thì vấn đề bản quyền nội dung cực kỳ nhức nhối như hiện nay chưa kiểm soát được hết có nhiều nguyên nhân. Bản thân các công cụ AI của các công ty như Youtube, Facebook họ chỉ kiểm soát được tương đối, nếu rà soát thủ công thì bài toán nhân sự và khối lượng nội dung đưa lên mạng hàng ngày rất nhiều dẫn đến rất tốn chi phí vận hành. Ở các công cụ thứ 3 của các quốc gia can thiệp vào thì ảnh hướng đến chính sách chung của mạng xã hội trên toàn cầu. Chỉ còn giải pháp có hành lang pháp lý đủ sức với hình phạt thật nặng với các hành vi vi phạm bản quyền và đánh cắp chất xám người khác để trục lợi.
Đặc biệt, Luật SHTT có quy định về bảo vệ quyền SHTT bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự, trong đó có đưa ra các mức bồi thường thiệt hại cụ thể khác nhau liên quan đến vi phạm quyền SHTT. Luật Việt Nam đã có những điều khoản quy định rõ khung giá trị vi phạm để áp dụng hình phạt, và đã áp dụng chế tài hình sự cho pháp nhân với hình thức phạt tiền và đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 6 tháng đến 2 năm.
Mức xử phạt tối đa cho hành vi này đối với cá nhân là phạt tù tới 3 năm.
- Xin cảm ơn ông