Ký kết điện tử vượt giãn cách – doanh nghiệp tìm lời giải pháp lý
Ký kết điện tử trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi doanh nghiệp trong bối cảnh giãn cách vì đại dịch COVID-19, nhằm đảm bảo kinh doanh không gián đoạn.
Tuy nhiên, phần đông các doanh nghiệp chỉ mới dám “bước một chân” vì còn băn khoăn về các vấn đề pháp lý, tính ứng dụng thực tế.
Nhu cầu bức thiết thay đổi phương thức ký kết
Đại dịch COVID-19 trở thành cú sốc lớn với cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Trong 7 tháng đầu năm 2021, gần 80.000 doanh nghiệp đã phải rời bỏ thị trường. Đứng trước những tác động tiêu cực của đại dịch, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn việc phải thay đổi phương thức hoạt động để sinh tồn. Trong đó, ký kết điện tử là việc cần phải làm ngay để đảm bảo hoạt động kinh doanh không gián đoạn, nhất là khi không thể tiếp xúc trực tiếp, chuyển phát giấy tờ khó khăn, hay gặp rào cản về khoảng cách địa lý.
Theo tính toán, việc thực hiện ký kết điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm lên tới 80% chi phí và thời gian thực hiện. Tuy nhiên, vẫn có nhiều băn khoăn chưa được giải đáp: Sẽ thế nào nếu đối tác chưa sử dụng các phương thức ký kết điện tử? Câu chuyện pháp lý liên quan đến việc xác nhận thanh toán hồ sơ nghiệm thu, thanh toán… được giải quyết ra sao? Liệu cơ quan thuế và kiểm toán có chấp nhận tài liệu, hợp đồng số hay không?
Những lo lắng này là chính đáng bởi phương thức này còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới, xu hướng này đã phổ biến, thị trường ký kết điện tử toàn cầu được dự báo sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép CAGR gần 26,6% từ năm 2021 đến năm 2030, theo Prescient & Strategic Intelligence.
Trên thực tế, Việt Nam cũng có hàng loạt các chính sách hỗ trợ hành lang pháp lý cho việc ký kết điện tử đa lĩnh vực như Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, Nghị định số 130/2018 về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Luật lao động số 45/2019/QH14 cho phép ký hợp đồng lao động điện tử… Đây là nền tảng để tin tưởng lạc quan cho việc phát triển ký kết điện tử tại Việt Nam.
Dịch chuyển hợp đồng điện tử – Sẵn sàng giải pháp và rộng hành lang pháp lý
Sớm nhìn nhận nhu cầu và bài toán trở ngại của các doanh nghiệp, FPT đã nghiên cứu các nền tảng pháp lý liên quan cùng các điều kiện bảo mật chặt chẽ để phát triển và cho ra mắt sản phẩm FPT.eContract từ năm 2020. Tại thời điểm này, khái niệm “hợp đồng điện tử” vẫn còn rất mới mẻ. Nhưng chỉ trong 3 tháng tâm điểm của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, nhu cầu sử dụng hợp đồng điện tử và chữ ký số của các doanh nghiệp, tổ chức tăng 100% so với thời điểm dịch chưa bùng phát trở lại. Trung bình mỗi tháng có hàng trăm doanh nghiệp đã liên hệ với các chuyên gia FPT để có được các thông tin tư vấn cần thiết về việc triển khai giải pháp này. Lượng hợp đồng, hồ sơ được xử lý thông qua nền tảngFPT.eContract tăng lên tới con số gần 500.000.
Hàng trăm doanh nghiệp đã quyết định đưa "hợp đồng điện tử" vào danh sách "hàng thiết yếu" trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay. Nhiều doanh nghiệp/đơn vị đã sớm chuyển đổi và áp dụng hiệu quả như Vinamilk, Vietjet Air, Vietbank, Ford Việt Nam, Sony Việt Nam, Toyota Financial Group, Be Group, ACS, 30 Shine… Sở dĩ những “ông lớn” dám đặt niềm tin vào chữ ký số hay ký kết hợp đồng điện tử nói chung và trở thành đối tác của FPT nói riêng là bởi khả năng đáp ứng pháp lý và tính bảo mật cao.
FPT eContract cũng là một trong bốn giải pháp thuộc mũi “vaccine” đầu tiên dành cho doanh nghiệp thuộc chương trình FPT eCovax do Tập đoàn FPT khởi xướng với kỳ vọng giúp doanh nghiệp giải quyết ngay các nhu cầu cấp thiết là làm việc từ xa, giao việc hiệu quả, kết nối khách hàng không tiếp xúc, quản lý và số hóa việc ký kết các loại tài liệu.
Đặc biệt, nhằm tháo gỡ những khúc mắc về phương thức ký kết điện tử, FPT tổ chức Webinar “Ký kết điện tử vượt giãn cách – Chuyển đổi phương thức, tăng tốc cạnh tranh”. Diễn giả khách mời gồm có ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công thương; ông Lưu Vĩnh - Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Asia Legal; ông Nguyễn Mạnh Tuân, Trưởng phòng Phát triển ứng dụng, Công ty CP Xây dựng số 1 COFICO; ông Mai Vị Hoàng - Giám đốc CNTT Công ty Ford Việt Nam.
Nội dung hội thảo sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp góc nhìn toàn diện về ký kết điện tử, tính pháp lý, ứng dụng của ký kết điện tử thông qua điển hình ứng dụng tại doanh nghiệp cụ thể. Mặt khác, với phần tư vấn trực tiếp, các doanh nghiệp có thể tìm được giải pháp ký kết điện tử phù hợp nhất với mình. Hội thảo sẽ diễn ra vào 9h00 ngày 18/09/2021 tại ứng dụng online Webex. Đăng kí tham dự TẠI ĐÂY.
Nhằm san sẻ gánh nặng và cung cấp giải pháp để tái thiết vận hành doanh nghiệp sau đại dịch, FPT cũng đang áp dụng chương trình ưu đãi dành cho khách hàng khi đăng kí hợp đồng điện tử FPT.eContract. FPT miễn phí tư vấn, khởi tạo, tặng bản quyền 1 năm đối với FPT.eContract, đồng thời dành tặng khách hàng 50 hợp đồng/hồ sơ/tài liệu kí kết trên FPT.eContract và mua 1 tặng 1 từ gói tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm