Thời điểm vàng cho thương mại toàn cầu
Mặc dù vẫn còn một số khó khăn, thách thức, song theo HSBC, thương mại toàn cầu đang có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
Tăng trưởng thương mại toàn cầu đã khởi sắc trở lại vào năm ngoái với sản lượng thương mại hàng hóa tăng nhanh hơn 1,4 lần so với GDP toàn cầu nhờ vào kinh tế thế giới khởi sắc, giá tiêu dùng tăng, và USD suy yếu.
Cơ hội và thách thức
Các doanh nghiệp tại châu Á Thái Bình Dương thể hiện mức độ lạc quan cao nhất, với 82% doanh nghiệp được HSBC khảo sát cho rằng, sản lượng thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh. Trong đó, doanh nghiệp Bangladesh và Ấn Độ có sự lạc quan cao nhất. Tại Việt Nam, 90% các doanh nghiệp có cùng kỳ vọng này.
Cùng với dự báo về tăng trưởng thương mại, 62% doanh nghiệp trên thế giới kỳ vọng nhu cầu về tài trợ thương mại sẽ tăng và con số này cho doanh nghiệp tại Việt Nam là 88%. Trong khi đó, 86% doanh nghiệp tại Việt Nam kỳ vọng khả năng tiếp cận nguồn vốn tài trợ thương mại sẽ tăng.
Tuy nhiên, 52% doanh nghiệp tại Việt Nam cho rằng chi phí giao dịch cao là thách thức chính trong việc đáp ứng nhu cầu tài trợ thương mại, và 44% doanh nghiệp cho rằng bất ổn tỷ giá là thách thức thứ hai. Nhờ ổn định chính trị, Việt Nam không nằm trong top 10 thị trường cho rằng môi trường chính trị là thách thức ba trong việc đáp ứng nhu cầu tài trợ thương mại.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế Việt Nam 2018: Đâu là yếu tố cạnh tranh của DN Việt?
14:35, 23/04/2018
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ khả quan
21:02, 22/03/2018
Kinh tế Việt Nam 2018 vẫn đối diện với nhiều thách thức
10:57, 22/03/2018
Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2017 và triển vọng năm 2018
15:59, 15/03/2018
Triển vọng trong dài hạn
Theo HSBC, thương mại toàn cầu được dự báo tăng trưởng nhanh hơn GDP toàn cầu trong thập kỷ tới. Nhưng sự tăng trưởng nhanh của thương mại so với tăng trưởng GDP dường như vẫn chưa sánh kịp với tốc độ tăng trưởng trong thập kỷ trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính.
Trong khi đó, các thị trường mới nổi sẽ hình thành hệ thống thương mại toàn cầu trong dài hạn, với nền tảng vững chắc tại những quốc gia này, bao gồm yếu tố nhân khẩu học thuận lợi và thu nhập tăng, hỗ trợ cho tăng trưởng trong dài hạn.
“Thương mại sẽ ngày càng chuyển hướng sang châu Á và các thị trường mới nổi tại các khu vực khác”, HSBC nhận định.
Khi các quốc gia xuất khẩu dầu tại Trung Đông đa dạng hóa nền kinh tế, thì đầu tư thương mại trong khu vực này sẽ tăng, từ đó giúp đẩy mạnh thương mại mặc dù với kết quả khiêm tốn từ nay đến 2030.
Ngoài ra, HSBC cho rằng, tăng trưởng dòng chảy dịch vụ giữa các thị trường sẽ nhanh hơn so với tăng trưởng thương mại hàng hóa.