Chuyên gia Trần Đình Thiên: Tạo thể chế bình đẳng cho doanh nghiệp tư nhân phát triển

Thy Hằng 15/03/2019 14:08

Qua 30 năm, doanh nghiệp tư nhân rất khó lớn, dù được coi là động lực quan trọng nhưng đóng góp vào GDP rất thấp bởi bị trói buộc và hạn chế bởi nhiều thể chế, chính sách và quy định đặc thù.

Theo PGS TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, khu vực tư nhân chỉ đóng góp chưa đến 30%, bao gồm cả kinh tế hộ. Dù được coi là động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế, thành phần này chỉ tăng thêm được… 0,8 điểm phần trăm tỷ phần trong GDP trong 6 năm qua. 

Dù được coi là động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế, thành phần này chỉ tăng thêm được… 0,8 điểm phần trăm tỷ phần trong GDP trong 6 năm qua.

Theo ông Trần Đình Thiên, dù được coi là động lực phát triển quan trọng nhưng đóng góp của kinh tế tư nhân chỉ tăng thêm 0,8 điểm phần trăm tỷ phần trong GDP trong 6 năm qua.

Cơ cấu kinh tế “có vấn đề” nghiêm trọng

Trong khi đó, đóng góp cho GDP chủ yếu vẫn là thành phần kinh tế Nhà nước (28%) và kinh tế hộ gia đình (32%), nhưng đây lại là 2 lực lượng “có vấn đề” nhất về năng lực.

"Nếu chúng ta cộng trừ nhân chia tất cả, kinh tế tư nhân khéo chỉ đóng 10% GDP. Như vậy, với nền kinh tế mở cửa của Việt Nam mà khu vực tư chỉ đóng góp 10% GDP, trong khi khu vực kinh tế nước ngoài (FDI) đóng góp 18% hoặc 20% GDP, trong khi kinh tế tư nhân chỉ chiếm 1 nửa so với họ, vì vậy, khoảng cách hai khu vực này khá xa nhau", ông Thiên nhận định. 

Nguyên Viện trưởng Kinh tế Việt Nam cho rằng, hai lực lượng đang đóng góp lớn vào GDP là FDI phần lớn gia công, nhập khẩu để xuất khẩu và doanh nghiệp Nhà nước thì một là không phụ thuộc vào Việt Nam, hai là có nhiều đất đai lại sản xuất ra GDP.

“Nếu chúng ta không có giải pháp thì kinh tế rất khó xác định đâu là động lực và đâu là chỗ tăng GDP của Việt Nam”, ông Thiên nói.

Trên thực tế, số doanh nghiệp “nhỏ và siêu nhỏ” vẫn chiếm 95-96% tổng số doanh nghiệp, số doanh nghiệp “vừa” chỉ chiếm khoảng 1,7% tạo thành chỗ khuyết thiếu cơ cấu quan trọng. Tỷ trọng quá nhỏ bé của nhóm doanh nghiệp vừa chứng tỏ doanh nghiệp tư nhân Việt Nam rất khó lớn, chậm lớn và cũng khó có lực lượng tốt để phát triển thành doanh nghiệp lớn.

Theo Chuyên gia Trần Đình Thiên, số doanh nghiệp lớn chiếm khoảng 2% tổng số doanh nghiệp lại chủ yếu lớn nhờ kinh doanh bất động sản và đang phải đối mặt với một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro, bởi lớn lên nhờ đầu cơ là chính.

Do đó, Chuyên gia này nhận định, qua 30 năm, các doanh nghiệp vừa của Việt Nam rất ít, tư nhân không lớn lên thành người được mà chỉ bé. 

"Tôi nói rằng, riêng FDI đóng góp 20% GDP nhưng họ xuất khẩu 72% kim ngạch cho VIệt Nam. Lạ thường! họ rất mạnh để xuất khẩu", ông Thiên dẫn số liệu minh chứng.

Theo ông Thiên, kinh tế tư nhân là lực lượng thị trường tích cực ra đời và làm thay đổi hoàn toàn thị trường. Trong khi đó, cơ chế đối xử với cái mới, cái hay của Việt Nam hơi ngược. Doanh nghiệp chúng ta hiện nay yếu về luật, phạm luật rất cao. Tư duy thấy người giàu là ghét là không đúng, cần bỏ.

"Ta hay khuyến khích ngược, người làm tốt không được hơn. Phân bổ ngân lực, chọn sẵn người thắng chứ không chọn người để thắng, có dự án, cái ngon lại chọn hết cho doanh nghiệp nhà nước, mà không chọn người làm tốt", TS Trần Đình Thiên nói.

TS Thiên nhấn mạnh: “Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lại đang bị trói buộc và hạn chế bởi nhiều thể chế, chính sách và quy định đặc thù. Đây là một cơ cấu kinh tế có vấn đề nghiêm trọng”.

Từng đưa ra nhận định về vấn đề này, TS Huỳnh Thế Du – Đại học Fullbright chỉ ra 2 nguyên nhân khiến kinh tế tư nhân của Việt Nam chưa phát triển. Thứ nhất, trong một khoảng thời gian dài khu vực kinh tế tư nhân không được nhà nước coi là động lực phát triển mà ưu tiên lớn nhất là doanh nghiệp nhà nước, sau đó đến doanh nghiệp FDI.

Thứ hai, các chính sách điều hành kinh tế của Việt Nam còn nhiều bất cập khiến cho tư duy đầu cơ ngắn hạn mạnh hơn tư duy đầu tư dài hạn.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến lược quốc gia cho tập đoàn kinh tế tư nhân

    Chiến lược quốc gia cho tập đoàn kinh tế tư nhân

    12:12, 01/01/2019

  • Giải phóng tiềm năng kinh tế tư nhân

    Giải phóng tiềm năng kinh tế tư nhân

    14:00, 28/12/2018

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tạo mọi điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tạo mọi điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển

    18:12, 27/12/2018

  • Kinh tế tư nhân cần liên kết sâu vào chuỗi toàn cầu

    Kinh tế tư nhân cần liên kết sâu vào chuỗi toàn cầu

    17:28, 27/12/2018

Chuyển cổ phần hóa DNNN thành quá trình tư nhân hóa

Theo TS Thiên, hiện Việt Nam kéo nhiều hiệp định về nhưng kéo nhiều để làm gì cho doanh nghiệp Việt? Khi trước tôi được giao về các địa phương để nói về cơ hội và thách thức của các hiệp định tự do thương mại cho Việt Nam. 

"Kéo FTA về thì khu vực thuận lợi khu vực FDI họ tận dụng được hết, còn doanh nghiệp Việt Nam mình không thể tận dụng được cơ hội. Tôi không có ý kỳ thị khu vực FDI hay doanh nghiệp trong nước, nhưng rõ ràng những cơ hội của chúng ta đang trôi qua tay các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân", TS Trần Đình Thiên nói.

Theo Vị chuyên gia, phải cải thiện điều này, nguyên lý thay đổi rất cơ bản là phải thay thế hướng tiếp cận theo hướng khu vực Nhà nước và tư nhân đều phải được bình đẳng như nhau với tư cách như nhau.

"Tôi có đề xuất chuyển quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hiện nay thành quá trình tư nhân hóa. Động lực chuyển quyền Nhà nước sang cổ phần hóa đã không phù hợp, không làm nổi giờ phải chuyển để phù hợp với thời cuộc", ông Thiên nhấn mạnh.

Theo đề xuất của TS Thiên, Việt Nam cần hai chiến lược trọng tâm là Chiến lược khoa học công nghệ và chiến lược xây dựng cộng đồng doanh nghiệp.

Theo ông Thiên, chiến lược thứ nhất là khoa học công nghệ. "Khoa học và công nghệ phải là chiến lược trục, hiện nay nó vẫn là bên lề, đi lang thang", vị chuyên gia ví von.

Chiến lược thứ hai là phát triển doanh nghiệp theo chuỗi, liên kết, cấu trúc công nghiệp nhiều tầng, chứ không dàn hàng ngang. Phải nối với nhau, cách tạo lập chuỗi như nào phải chính sách.

"Lực lượng doanh nghiệp phải đương đầu với nước ngoài, nếu ta tổ chức tốt thì hợp tác và bắt tay với nước ngoài, chứ đừng chờ họ yếu, chờ họ bố thí "bắt tay" là không có", Ông Thiên cho hay.

Có cùng quan điểm, TS Huỳnh Thế Du khuyến nghị, để phát huy mặt mạnh và giảm thiếu rủi ro của khu vực kinh tế tư nhân, Nhà nước tạo thể chế minh bạch và môi trường kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng với mọi doanh nghiệp.

Thy Hằng