TS Nguyễn Đình Cung lý giải cải cách kinh tế Việt Nam chưa thể “bứt phá”

Thy Hằng 17/09/2019 18:40

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Chính phủ kêu gọi các giải pháp để cải cách, bứt phá thể chế kinh tế, nhưng mãi mà không "bứt phá" được do bộ máy bên dưới trì trệ, không làm.

Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá kết quả cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020” của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương CIEM cho thấy, chuyển đổi định hướng chính sách (2011-2015), thúc đẩy cải cách tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để có tăng trưởng cao bền vững.

trạng nền kinh tế đang ngày càng phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI ở cả cấp độ địa phương, ngành và toàn nền kinh tế.

Chuyên gia đánh giá, nền kinh tế đang ngày càng phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI ở cả cấp độ địa phương, ngành và toàn nền kinh tế.

Nền kinh tế phụ thuộc vào FDI

“Từ năm 2011, chúng ta đã điều chỉnh các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nhất là mục tiêu tăng trưởng và điều chỉnh trọng tâm các chủ trương, định hướng và giải pháp chính sách cụ thể”, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM cho biết.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng nền kinh tế đang ngày càng phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI ở cả cấp độ địa phương, ngành và toàn nền kinh tế. “Khắc phục điểm mất cân bằng này không có nghĩa là hạn chế, kìm hãm đầu tư nước ngoài mà làm cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước phát triển với tốc độ nhanh hơn và đồng đều hơn so với hiện nay”, nguyên Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung nói.

Cùng quan điểm, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, Việt Nam vẫn chỉ có các thước đó tăng trưởng GDP, chỉ tiêu xuất nhập khẩu hoặc trông chờ vào ngành chế tạo tăng bao nhiêu %.

Theo đó, cần có thước đo thêm để đánh giá nền kinh tế có thực sự chuyển đổi hay không đó là: Nền kinh tế có giá trị gia tăng bao nhiêu qua năm qua, FDI đem vốn nhưng công nghệ thay đổi như nào đối với từng ngành, lĩnh vực hoặc là đo sức khỏe doanh nghiệp về quản trị doanh nghiệp....

"Dù công nghiệp chế tạo tăng trưởng lớn nhưng giá trị gia tăng cũng chưa ai biết bao nhiêu. Chúng ta chỉ xuất khẩu hộ từ trung gian, người đặt hàng hoặc nước khác", bà Lan nói.

Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, nhiều khi cứ nói FDI hưởng lợi từ mở cửa thị trường xuất khẩu, nhưng có những nước không đầu tư vào Việt Nam cũng hưởng lợi nhờ vào việc xuất khẩu vào nước ta. Trung Quốc không đầu tư quá nhiều vốn vào Việt Nam nhưng họ hưởng lợi lớn khi xuất nguyên vật liệu vào Việt Nam.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần khắc phục sự thiếu kết nối, bổ sung hợp lý giữa các thành phần kinh tế đồng thời làm cho kinh tế trong nước hướng ngoại nhiều hơn, mở rộng kinh doanh toàn cầu.

Đặc biệt, cần có giải pháp chung về cải cách thể chế và phát triển kinh tế tư nhân. Xây dựng và phát triển với tốc độ bứt phá khu vực kinh tế tư nhân trong nước năng động, có sức cạnh tranh toàn cầu và trở thành động lực quan trọng tiến tới là động lực chủ yếu của phát triển kinh tế đất nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Khoa học và công nghệ đóng vai trò đột phá trong phát triển bền vững

    16:48, 12/09/2019

  • Tìm lời giải cho tư duy đột phá và phát triển doanh nghiệp bền vững

    07:15, 11/08/2019

  • Nâng cấp thể chế kinh tế lên một tầm cao mới

    19:46, 04/09/2019

  • Năm 2020 tập trung tháo gỡ vướng mắc về thể chế, tạo động lực cho sản xuất kinh doanh

    18:00, 04/09/2019

  • Hoàn thiện thể chế thu hút FDI

    14:58, 24/08/2019

  • Thể chế vẫn là yếu tố tiên quyết khuyến khích doanh nghiệp phát triển

    00:59, 27/07/2019

Thay đổi từ bộ máy quản lý

Đặc biệt, nguyên Viện trưởng nhận định, thời gian dài vừa qua, Việt Nam mới chỉ chú trọng cải cách thủ tục hành chính, cắt bỏ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh... Tuy nhiên, đây chỉ là phần ngọn của vấn đề.

Nguyên Viện trưởng CIEM cho biết, có tình trạng có nhiều Nghị quyết, kết luận về một chủ đề chứng tỏ chúng ta không đạt được mục tiêu, cứ phải đưa thêm chính sách.

"Nhiều khi chúng ta lặp lại khuyến nghị, nhưng nói nhiều mà không ai làm, chúng tôi luôn đưa khuyến nghị mới. Nhiều khuyến nghị từ 10 đến 15 năm trước đã nêu ra nhưng không giải quyết đến nay vẫn khuyến nghị đó. Nghị quyết ra đời nhưng thực hiện lại dậm chân một chỗ, không thay đổi, quay quay lại về chỗ cũ", TS Nguyễn Đình Cung nói.

Cũng theo TS Nguyễn Đình Cung, Chính phủ hô hào, chuyên gia kêu gọi các giải pháp đột phá để cải cách, bứt phá thể chế kinh tế. “Nhưng theo tôi chúng ta đang "đột" mãi mà không "bứt phá" được. Do những người "đột" quá yếu quá hoặc do bộ máy bên dưới trì trệ, không làm”, nguyên Viện trưởng CIEM nói.

Vì vậy, TS Nguyễn Đình Cung thừa nhận, cải cách, tái cơ cấu phải thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi phân bổ nguồn lực, đánh giá hiệu quả kinh tế Nhà nước toàn diện, thay đổi con người, cách thức do hiệu quả chính sách....

Thy Hằng