Trung Quốc “cạn” động lực tăng

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 13/08/2020 11:20

Kinh tế Trung Quốc đang phục hồi trở lại sau đại dịch, nhưng theo nhiều chuyên gia, mô hình tăng trưởng kinh tế của nước này đã tới hạn.

GDP quý II của nước này đã tăng trưởng dương trở lại, đạt 3,2%, sau khi giảm sâu 6,8% trong quý I, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1992 đến nay.

 Tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc

Thách thức bủa vây

Penny-farthing là loại xe đạp có bánh trước lớn và bánh sau nhỏ. Cấu tạo bánh trước có đường kính lớn đã giúp loại xe này di chuyển xa hơn và nhanh hơn bất kỳ kiểu xe đạp nào phát minh trước đó.

Khi được hỏi “bánh xe lớn” đang kéo kinh tế Trung Quốc phát triển là lĩnh vực nào, rất nhiều người không ngại ngần trả lời đó là đầu tư. Năm 2011, thời điểm tăng trưởng nóng nhất, đầu tư đóng góp 48% GDP. “Bánh xe nhỏ” theo sau là tiêu dùng hộ gia đình, đóng góp 1/3 GDP.

Đô thị hóa với tốc độ nhanh là một trong những lý do chính mang lại thành công cho nền kinh tế của Trung Quốc, khi nguồn tiền chủ yếu đầu tư vào hạ tầng giao thông và những lĩnh vực xoay vòng vốn nhanh, như công nghiệp khai khoáng, luyện kim, năng lượng,…

Khi lực lượng lao động của nước này giảm và nguồn vốn được tích lũy, tỷ lệ tiết kiệm sẽ giảm và sẽ khó tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Do đó, Trung Quốc sẽ cần nâng cao hiệu suất nguồn vốn. Điều này cần có hệ thống tài chính hiệu quả hơn, dựa trên những mối liên kết phức tạp giữa người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu tư.

Thế nhưng, thách thức bắt đầu bủa vây Trung Quốc khi các ổ dịch thi thoảng tái xuất hiện đe dọa ngành dịch vụ Trung Quốc; căng thẳng thương mại với Ấn Độ, Mỹ khiến đầu tư cũng như xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm…

Chuyển đổi khó khăn

Trung Quốc có rất nhiều mục tiêu lớn nhằm định hình tương lai, nhưng hầu hết trong số đó mang màu sắc chính trị, như sáng kiến “Vành đai và Con đường”, ‘Con đường tơ lụa trên biển”,…

Chỉ có “Made in China 2025” mới là chương trình trọng điểm đủ sức “nâng chất” cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Đây là nỗ lực của Trung Quốc để chuyển dịch nền sản xuất nước này lên cao hơn trong chuỗi giá trị, lấy cảm hứng từ khái niệm công nghiệp 4.0 của Đức.

Các mục tiêu bao gồm việc tăng tỷ trọng sản phẩm nội địa của một số ngành công nghiệp trọng yếu lên 40% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025. Kế hoạch này tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao bao gồm cả ngành công nghệ dược phẩm hiện đang kiểm soát bởi các công ty nước ngoài.

Tuy nhiên, không may cho Bắc Kinh là họ vấp phải sức cạnh tranh quyết liệt của Mỹ và Ấn Độ. Danh sách thuế quan mà ông Trump áp dụng tập trung vào các sản phẩm được đưa vào kế hoạch Made in China 2025, bao gồm các sản phẩm liên quan đến công nghệ thông tin và robot; còn Ấn Độ đã nói không với hàng loạt phần mềm Trung Quốc.

Thêm một lần nữa phải nhắc đến Huawei, là biểu tượng của ngành kinh tế công nghệ Trung Quốc. Nhưng lệnh cấm vận của Mỹ đã làm lộ ra rất nhiều yếu điểm mà Trung Quốc khó khắc phục trong ngắn hạn.

Có thể bạn quan tâm

  • Do đâu nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng bất kể đại dịch COVID-19?

    Do đâu nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng bất kể đại dịch COVID-19?

    05:20, 02/08/2020

  • Sự phân hoá trong nền kinh tế Trung Quốc (Bài 2)

    Sự phân hoá trong nền kinh tế Trung Quốc (Bài 2)

    07:00, 08/07/2020

  • Sự phân hoá trong nền kinh tế Trung Quốc (Bài 1)

    Sự phân hoá trong nền kinh tế Trung Quốc (Bài 1)

    06:30, 06/07/2020

  • Viễn cảnh tối tăm của kinh tế Trung Quốc sau dịch bệnh Corona

    Viễn cảnh tối tăm của kinh tế Trung Quốc sau dịch bệnh Corona

    02:00, 07/02/2020

  • Rắc rối bủa vây nền kinh tế Trung Quốc

    Rắc rối bủa vây nền kinh tế Trung Quốc

    06:49, 13/11/2019

TRƯƠNG KHẮC TRÀ