Gỗ Đức Phúc sáng tạo để tự tin song hành cùng nghề truyền thống

Lê Thu 20/04/2021 14:00

Nhờ quyết tâm phát triển nghề truyền thống, giờ đây, cơ sở đồ gỗ Đức Phúc đã có được vị thế nhất định trên thị trường.

Sáng tạo, đổi mới và cầu thị là chìa khóa giúp những doanh nghiệp như gỗ Đức Phúc hưng thịnh, cống hiến và làm giàu cho quê hương.

Sinh ra từ làng nghề quê hương

Làng nghề Vân Dương, nằm tại xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên nổi tiếng với nghề truyền thống điêu khắc mộc mỹ nghệ, phục vụ nhu cầu phong phú không chỉ của người dân những vùng lân cận mà còn tạo dựng được uy tín trên cả nước. Sinh ra và phát triển từ làng nghề, gỗ Đức Phúc là một trong số những cơ sở chế tác gỗ có uy tín tại địa địa phương, với lịch sử hơn 20 năm làm nghề và phát triển.

Trải qua nhiều năm hình thành và thay đổi, gỗ Đức Phúc cũng đã có những khoảng thời gian, khó khăn thăng trầm cùng sự biến đổi của thị trường. Đặc biệt là vào thời gian đầu thành lập, khi kỹ thuật chế tác gỗ tại địa phương còn chủ yếu được biết đến dưới dạng cha truyền con nối, thương hiệu và uy tín đồ gỗ của cơ sở chưa thể cạnh tranh với những thương hiệu làng nghề khác trên thị trường.

Tuy nhiên, nhờ nỗ lực làm nghề và chứng minh bằng chất lượng sản phẩm, đến nay, những thanh âm của tiếng chàng, đục vẫn rộn ràng vang lên tại cơ sở sản xuất gỗ Đức Phúc, như minh chứng cho sức sống trường tồn của nghề truyền thống. Tính đến thời điểm hiện tại, cơ sở đồ gỗ Đức Phúc có hàng chục nhân công là những người thợ địa phương lành nghề, hoạt động ổn định với dòng sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo, mang lại ý nghĩa tốt lành về mặt phong thủy cũng như thẩm mỹ.

Giữ nghề để tồn tại – Thay đổi để thích nghi

Có mặt tại các tư gia, được đặt làm đồ trưng bày, biếu tặng, sản phẩm gỗ Đức Phúc là những tác phẩm được chế tác hoàn toàn thủ công thay vì chạy theo năng suất và lợi nhuận như những sản phẩm được tạo hình công nghiệp trên thị trường hiện nay. Dưới bàn tay thô kệch chai sần của những nghệ nhân dân gian lớn lên cùng tiếng cưa gỗ, các tác phẩm tại gỗ Đức Phúc hiện lên với từng đường nét tỉ mỉ và thần thái riêng biệt mà máy móc công nghiệp không thể bắt chước.

Trải qua nhiều năm, khi chất liệu làm nên thương hiệu, đồ gỗ Đức Phúc được công nhận và chào đón ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, khách hàng ở nhiều nơi tìm về tận nơi để tham quan và đặt mua. Tuy nhiên, khi nhu cầu thị trường thật sự tăng lên, đồ gỗ Đức Phúc cần có định hướng phát triển bền vững và hiệu quả hơn để có được vị thế cạnh tranh với những thương hiệu ngày một chuyên nghiệp trên thị trường.

Đó cũng là lý do đồ gỗ Đức Phúc hiện nay đang có những thay đổi và cải tiến sáng tạo về cả quy trình sản xuất cũng như phương thức quảng bá và xây dựng hình ảnh cho thương hiệu. Theo đó, nhiều máy móc và công nghệ hiện đại được gỗ Đức Phúc ứng dụng nhằm nâng cao năng suất lao động trong các bước xử lý gỗ thô, trong khi vẫn đảm bảo các bước tạo hình và điêu khắc được xử lý hoàn toàn bằng tay.

Ngoài ra, cơ sở cũng đi vào hoạt động fanpage Gỗ Đức Phúc trên mạng xã hội, nhằm chia sẻ kiến thức chơi đồ gỗ và hỗ trợ tối đa nhu cầu mua sắm của nhiều khách hàng ở mọi miền đất nước. Có thể thấy, bằng nỗ lực kiên định với giá trị truyền thống và linh hoạt trong cách hoạt động, đồ gỗ Đức Phúc đang từng bước chinh phục niềm tin và tình yêu của khách hàng hiệ đại.

Lòng tin vào thương hiệu mỹ nghệ quê hương

Cố gắng phát triển bằng nghề truyền thống của ông cha, những cơ sơ như đồ gỗ Đức Phúc không chỉ giúp bảo tồn nét văn hóa quý giá, mà còn giúp quê hương thêm phồn thịnh, tạo ra thu nhập ổn định cho hàng chục người thợ lành nghề. Đây cũng chính là động lực giúp những người thợ bền bỉ học hỏi và rèn luyện tay nghề, để biến chạm khắc gỗ Hòa Phong không chỉ là công việc kiếm sống, đó còn là niềm vui và niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây.

“Sau 20 năm gắn bó với nghề của ông cha, những người làm nghề như chúng tôi hiểu mỗi sản phẩm mình làm ra mang cả thương hiệu của cả một vùng làm nghề, nên phải làm sao cho xứng đáng với những gì tiền nhân để lại.” – chủ cơ sở gỗ Đức Phúc chia sẻ thêm.

Xem thêm các sản phẩm của gỗ Đức Phúc tại đây: https://www.facebook.com/goducphuc0944968868/

Lê Thu