Nhu cầu trú ẩn cao, vàng bật tăng trở lại

ĐÌNH ĐẠI 12/04/2022 17:05

Do nhu cầu trú ẩn an toàn tăng cao, cùng với đó, lạm phát tiếp tục lập các kỷ lục mới là những yếu tố giúp kim loại quý có được đà tăng.

>>>Lạm phát tăng nóng, giá vàng tuần tới sẽ thế nào?

Tại thị trường trong nước, trong phiên giao dịch chiều ngày 12/4, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vàng đều điều chỉnh tăng giá bán vàng miếng từ 200.000 đồng – 850.000 đồng/lượng. Cụ thể, Công ty CP Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng miếng SJC ở mức giá 69.050.000 đồng/lượng chiều mua vào, tăng 400.000 đồng/lượng và bán ra đạt 69.700.000 đồng/lượng, tăng 250.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch trước đó. Mức điều chỉnh này được Công ty SJC áp dụng cho cả 3 thị trường lớn là TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Chênh lệch biên độ mua – bán được thu hẹp lại còn 650.000 đồng/lượng.

Hiện giá vàng miếng SJC trong nước vẫn đắt hơn thế giới 15 triệu đồng/lương.

Hiện giá vàng miếng SJC trong nước vẫn đắt hơn thế giới 15 triệu đồng/ lượng (ảnh minh họa)

Tương tự, thương hiệu Phú Quý SJC niêm yết vàng miếng SJC ở mức giá 69.020.000 đồng/lượng chiều mua vào, tăng 320.000 đồng/lượng và bán ra đạt 69.650.000 đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch ngày 11/4.

Cùng thời điểm trên, thương hiệu DOJI Sài Gòn tăng giá vàng miếng SJC, với mức tăng 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày trước đó, đạt 68.800.000 đồng và 69.600.000 đồng/lượng. Ngân hàng Sacombank niêm yết vàng miếng SJC loại 1 lượng ở mức giá 68.650.000 đồng/lượng chiều mua vào, tăng 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua và bán ra đạt 69.450.000 đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng.

Trong khi đó, ngân hàng MSB tăng giá bán vàng miếng SJC với mức tăng cao nhất trong phiên giao dịch chiều ngày 12/4 là 850.000 đồng/lượng và giữ nguyên giá mua vào so với chốt phiên giao dịch trước đó. Hiện đơn vị này niêm yết giá mua – bán vàng miếng SJC với mức giá 68.050.000 đồng/lượng mua vào và 70.200.000 đồng/lượng bán ra. Đây cũng là mức giá bán vàng miếng cao nhất thị trường. Chênh lệch biên độ giữa mua và bán của nhà băng này cũng được kéo giãn lên đến 2.150.000 đồng/lượng.

Cùng chung với đà tăng của vàng miếng SJC, giá vàng trang sức thương hiệu PNJ cũng được điều chỉnh tăng mạnh lên 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày 12/4, đồng thời áp dụng cho cả hai thị trường lớn là TP.HCM và Hà Nội. Hiện giá mua bán vàng nhẫn của thương hiệu này đang ở mức giá 55.500.000 đồng và 56.600.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa vàng miếng SJC với vàng trang sức hiện đang ở mức 13.100.000 đồng/lượng.

>>>Giá vàng sẽ sớm lấy lại ngưỡng 2.000 USD/ounce?

Trên thị trường thế giới, thời điểm 9 giờ sáng nay 12/4 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới được giao dịch ở mức 1.957 USD/ounce, tăng 13 USD/ounce so với cùng giờ sáng qua. Quy đổi theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank thì vàng thế giới vẫn thấp hơn trong nước hơn 15 triệu đồng mỗi lượng.

nhu cầu trú ẩn an toàn tăng cao, cùng với đó, lạm phát tiếp tục lập các kỷ lục mới là yếu tố giúp kim loại quý có được đà tăng - Nguồn: kitco.com.

Nhu cầu trú ẩn an toàn tăng cao, cùng với đó, lạm phát tiếp tục lập các kỷ lục mới là yếu tố giúp kim loại quý có được đà tăng - Nguồn: kitco.com.

Chiều tối ngày 11/4, giá vàng thế giới có thời điểm đã chạm mốc cao nhất trong 4 tuần vừa qua là 1.970,8 USD/ ounce do nhu cầu trú ẩn an toàn tăng cao trước lo ngại lạm phát sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong những tháng tới. Tuy nhiên, không lâu sau đó, kim loại quý này đã không thể giữ được đà tăng vì áp lực bán chốt lời của các nhà đầu tư và lợi suất trái phiếu tăng mạnh.  

Theo các nhà đầu tư, cuộc xung đột Nga – Ukraine, tình hình lạm phát “nóng”, động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là các yếu tố khiến giá kim loại quý giằng co trong thời gian qua. Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang ở tuần thứ bảy mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, lạm phát tiếp tục lập các kỷ lục mới là yếu tố giúp kim loại quý có được đà tăng.

Mặt khác, những lo lắng về lạm phát tăng cao cũng đè nặng tâm lý thị trường. Nhất là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 của Mỹ được dự báo sẽ tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính vì vậy, giới chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ dự báo, giá vàng sẽ vượt quá 2.500 USD/ounce trong năm nay. Theo Goldman Sachs, giữ vàng trong danh mục đầu tư có thể là một biện pháp phòng ngừa tốt khi khi lạm phát tăng cao và Fed bắt đầu tăng lãi suất.

Về mặt kỹ thuật, theo các nhà đầu cơ giá vàng lên vẫn có lợi thế kỹ thuật tổng thể trong ngắn hạn với mục tiêu đưa giá vàng lên mức kháng cự vững chắc ở mức 2.000 USD/ ounce. Mục tiêu của giới đầu cơ vàng xuống là đẩy giá tương lai xuống dưới hỗ trợ kỹ thuật vững chắc ở mức thấp nhất trong tháng 3 là 1.893,2 USD/ounce.

Có thể bạn quan tâm

  • Lạm phát tăng nóng, giá vàng tuần tới sẽ thế nào?

    Lạm phát tăng nóng, giá vàng tuần tới sẽ thế nào?

    05:30, 10/04/2022

  • Chế độ bản vị vàng kiểu Nga tác động thế nào đến giá vàng?

    Chế độ bản vị vàng kiểu Nga tác động thế nào đến giá vàng?

    05:30, 03/04/2022

  • Báo cáo việc làm của Mỹ tạo cú sốc với giá vàng tuần tới?

    Báo cáo việc làm của Mỹ tạo cú sốc với giá vàng tuần tới?

    05:30, 27/03/2022

  • Giá vàng sẽ sớm lấy lại ngưỡng 2.000 USD/ounce?

    Giá vàng sẽ sớm lấy lại ngưỡng 2.000 USD/ounce?

    11:30, 21/03/2022

  • Giá vàng tuần tới: Chiến sự Nga-Ukraine sẽ “lấn át” dư âm của FED

    Giá vàng tuần tới: Chiến sự Nga-Ukraine sẽ “lấn át” dư âm của FED

    05:30, 20/03/2022

ĐÌNH ĐẠI