Việt Nam cần một triết lý toàn diện cho phát triển
Đó là, triết lý xây dựng chính sách, triết lý xây dựng con đường phát triển của Việt Nam.
>>Công bằng cơ hội quyết định công bằng kinh tế
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung chia sẻ về động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam khi nhận thấy đang có dấu hiệu “đuối” dần.
Và, nếu Việt Nam không duy trì được “momen tăng trưởng” thì chỉ một vài năm tới động lực và tốc độ tăng trưởng có thể sẽ mất đi, thậm chí rơi vào tình trạng khó phát triển.
Chuyên gia Nguyễn Đình Cung dẫn chứng, nhiều ý kiến cho rằng khu vực kinh tế tư nhân phải năng động thì mới thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thực tế, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam có năng động nhưng khó phát triển.
Đơn cử, năm 1990 Việt Nam có Luật Doanh nghiệp tư nhân và Công ty cho đến nay 34 năm, Luật Doanh nghiệp năm 2000 cũng đã 24 năm. Nhưng, chúng ta nhìn thấy một khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn rất “èo uột”, vì không có tích luỹ tư bản và gắn với đó là công nghệ.
“Trong khi lại phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư nước ngoài. Chúng ta luôn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, còn khu vực kinh tế tư nhân trong nước lại không được mời đến để bàn những việc mà họ có thể làm”, chuyên gia Nguyễn Đình Cung nói.
Bên cạnh đó, chất lượng chính sách và chất lượng làm chính sách trong bộ máy ngày càng kém đi. “Vài tháng lại ra một chính sách hay nghị quyết. Cán bộ, công chức phải đi học chính sách thì còn đâu thời gian để làm công việc của mình”, chuyên gia Nguyễn Đình Cung bày tỏ.
Vẫn theo chuyên gia Nguyễn Đình Cung, chúng ta có nhược điểm là đi sao chép từ ngữ, thuật ngữ từ bên ngoài nhưng không quan tâm đến nội dung thuật ngữ đó.
>>Tăng tốc xanh hóa nền kinh tế: Xanh hoá để bền vững và mạnh mẽ hơn
>>Động lực tăng trưởng mới trong chu kỳ kinh tế phục hồi
Cách đây 5-6 năm, ở Việt Nam thường nhắc đến 4.0, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và bây giờ là chip… Nhưng để hiểu hết các khái niệm của thuật ngữ này là cái gì thì rất ít người biết, do chúng ta không nắm rõ được nội hàm của các khác thuật ngữ trên.
“Điều này cho thấy, Việt Nam đang thiếu một triết lý phát triển. Đó là, triết lý xây dựng chính sách, triết lý xây dựng con đường phát triển”, chuyên gia Nguyễn Đình Cung nói.
Chúng ta nói nhiều về 3 đột phá, như đột phá thể chế, đột phá nguồn nhân lực và đột phá hạ tầng. Cả 3 đột phá này đã nói từ nhiều năm nay, nhưng đột phá thể chế là gì?
Ai cũng nói chúng ta đang cải cách nhưng cải cách là gì? Chúng ta đang hoàn thiện chính sách nhưng hoàn thiện là gì? Chúng ta không rõ đích của thể chế muốn đạt được là gì để thay đổi.
“Càng ban hành nhiều luật và quy định thì chỉ càng làm rối thêm chứ không phải là cải cách hay thay đổi. Chúng ta nói 3 đột phá là hoàn toàn đúng, nhưng 10 năm qua đột mãi nhưng không phá được vì chúng ta chưa tìm được lối ra”, chuyên gia Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Giải pháp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng và phục hồi kinh tế
05:25, 28/02/2024
Kinh tế Việt Nam 2024: Tỷ giá khó biến động, lãi vay cần giảm sâu
05:05, 28/02/2024
"Đòn bẩy" kinh tế số Đông Nam Á
03:30, 28/02/2024
Long An đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút đầu tư
08:42, 27/02/2024
Công bằng cơ hội quyết định công bằng kinh tế
01:34, 27/02/2024