>> Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Cần cụ thể hóa quy định về xử lý nợ xấu

Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sau 12 năm ban hành và 1 lần sửa đổi đã có những đóng góp quan trọng trong công tác quản lý cũng như tạo môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, sau quá trình dài áp dụng, Luật các TCTD đã bộc lộ những hạn chế, cần nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của TCTD và thực tiễn quản lý của cơ quan nhà nước, trong đó, nổi cộm là vướng mắc, khó khăn của TCTD trong xử lý nợ xấu, thu hồi tài sản đảm bảo.

Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đến cuối tháng 2/2023 đã lên tới 2,91%, tăng khá mạnh so với mức 2% cuối năm 2022 và gần gấp đôi cuối năm 2021. NHNN xác định tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 2/2023 ước chiếm 5%/tổng dư nợ. Đây cũng là lý do tại sao, NHNN phải đẩy nhanh quá trình lấy ý kiến Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), bảo đảm không tạo khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết số 42 hết hiệu lực (31/12/2023). 

>> Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: “Ngăn” sở hữu chéo, “chặn” thao túng ngân hàng

Nhằm góp ý, nâng cao chất lượng của bộ luật có ý nghĩa rất quan trọng này, đặc biệt hành lang pháp lý cho vấn đề xử lý nợ xấu, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Toạ đàm "Vấn đề xử lý nợ xấu trong Luật Các TCTD (sửa đổi)"

Thời gian: 8h30, thứ Tư, ngày 17/05/2023

Đại điểm: Hội trường tầng 1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội

Hội thảo được tổ chức với sự tham dự của đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia tài chính, chuyên gia pháp lý và hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng thương mại.

 Thông tin chi tiết xin liên hệ: Nguyễn Thoan

Email: nguyenthoan@nhadautu.vn; SĐT: 0988358505