Những năm qua, mỗi khi nghe tới 2 từ “quy hoạch”, người dân sẽ không khỏi hoang mang, bức xúc. Quy hoạch là điều cần thiết, song việc các quy hoạch bị kéo quà dài dẫn đến nhà, đất của người dân khi nằm trong diện bị quy hoạch là lập tức giá trị bị suy giảm, đời sống thì khó khăn. Nhà cửa, ruộng đất khi bị dính chữ “quy hoạch” khiến cho hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng phải sống khổ sở trong tình trạng “3 không” là không được làm sổ đỏ, không được xây dựng, không nhập, tách hộ khẩu. Nhà đất không thể xây dựng, không thể chuyển nhượng, giá trị bị giảm mạnh.

Trên thực tế, quy hoạch “treo” kéo dài, tràn lan hiện nay khó quy trách nhiệm, nhưng cơ quan chuyên môn là Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT). Những quy hoạch này đều có sự tư vấn, góp ý kiến của Sở QH-KT trước khi các địa phương ký ban hành. Bên cạnh đó, theo Luật Quy hoạch định kỳ 5 năm sẽ phải rà soát quy hoạch chung, 3 năm rà soát quy hoạch phân khu 1/2.000 và 10 năm rà soát quy hoạch tỉnh.

Song, thực tế là tiến độ rà soát rất chậm, qua loa đại khái, không thực chất các dự án không chỉ bị treo một vài năm mà hàng chục năm vẫn mãi hoàn “treo”. Do đó, đây là trách nhiệm của Sở QH-KT, của UBND các quận huyện. Vai trò của Sở QH-KT là chỉ đạo, phối hợp cùng UBND quận, huyện các khu vực có quy hoạch treo thực hiện nghiêm túc công tác rà soát quy hoạch theo đúng luật, dựa trên tổng thể kinh tế, xã hội của tỉnh, TP và của các quận huyện, phải lấy ý kiến cũng như nắm rõ tâm tư nguyện vọng và quyền lợi của người dân, xóa bỏ các quy hoạch không phù hợp, để trì trệ lâu dài.

Mặt khác, để ngăn chặn tình trạng quy hoạch treo nhức nhối như hiện nay, khi làm một đồ án quy hoạch, nhà hoạch định chính sách phải biết rõ tính khả thi, biết được nguồn lực để triển khai, cần phải quy rõ trách nhiệm đối với đơn vị vẽ và duyệt quy hoạch. Nếu gây thiệt hại cho người dân khi chậm triển khai quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thì phải bồi thường cho người sử dụng đất.