Airbnb – một trong những ứng dụng đặt phòng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, đang đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển kinh doanh ở châu Á khi vào ngày 16/11 vừa qua, kỳ lân này đã nộp hồ sơ thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Động thái IPO này của Airbnb đã tạo ra nhiều bất ngờ cho giới đầu tư trong bối cảnh ngành du lịch khách sạn toàn cầu điêu đứng vì đại dịch COVID-19.

ủa Airbnb tại Nhật Bản trong năm nay đã không thành hiện thực sau khi Thế vận hội Tokyo bị hoãn lại do đại dịch COVID-19

Kỳ vọng của Airbnb vào thị trường Nhật Bản đã không thành hiện thực sau khi Thế vận hội Tokyo bị hoãn lại do đại dịch COVID-19

Vào ngày 7/12, Airbnb đã tăng định giá cho đợt IPO lên mức 56- 60 USD/cp, từ mức ban đầu là 44-50 USD/cp. Điều này cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư đối với cổ phiếu ABNB.

Những dấu hiệu tích cực này phần lớn được cho là do khả năng phục hồi của công ty trong thời kỳ đại dịch. Airbnb – kỳ lân công nghệ có trụ sở tại San Francisco, cũng như phần nhiều các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19, nhưng Airbnb đã ghi nhận doanh thu, lần lượt là 1,34 tỷ USD trong quý II/2020 và 219 triệu USD trong quý III năm nay. Để có thể “vượt bão” được như vậy, Airbnb được cho là đã cắt giảm mạnh chi phí, cũng như chuyển hướng sang các thị trường nội địa.

Trên thực tế, thị trường Bắc Mỹ đã chứng kiến sự phục hồi mạnh nhất trong những tháng gần đây so với các khu vực khác trên thế giới. Những khách hàng Bắc Mỹ có xu hướng tìm kiếm bất động sản cho thuê trong nội địa để nghỉ ngơi sau nhiều tháng làm việc tại nhà, trong khi đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và các thị trường quốc tế khác lại không ghi nhận nhiều sự phục hồi.

Trước đó, Airbnb đã rất kỳ vọng vào thị trường Châu Á trong năm 2020 với hy vọng Thế vận hội Tokyo sẽ mang đến một làn gió mạnh mẽ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty đã công bố mối quan hệ hợp tác lớn kéo dài 9 năm với Ủy ban Olympic Quốc tế để hỗ trợ chỗ ở cho các vận động viên tham dự Đại hội. Vào thời điểm đó, người phát ngôn của Airbnb đã cho biết: "Chúng tôi đã xây dựng một mạng lưới căn hộ ở Nhật Bản. Mọi thứ đã sẵn sàng!"

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi một cách nhanh chóng khi COVID-19 xuất hiện và gây ra cơn ác mộng trên khắp thế giới. Hầu hết các quốc gia đều buộc phải áp dụng chế độ giãn cách xã hội một phần hoặc hoàn toàn và Thế vận hội Olympic 2020 bị hoãn lại. Trong bối cảnh đó, Airbnb bị lỗ 696 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2020, so với mức lỗ 323 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.

Đối với Airbnb, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là một trong những thị trường phục hồi một cách chậm chạm. Trong 9 tháng đầu năm 2020, khu vực này chỉ ghi nhận doanh thu 200 triệu USD, giảm tới 600 triệu USD so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù vậy, sự sụt giảm tại khu vực này chỉ chiếm 9% tổng doanh thu của Airbnb trong năm nay.

Tuy nhiên, trong hồ sơ IPO, công ty dường như không thay đổi tham vọng của mình ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - khu vực được coi là cơ hội thị trường lớn nhất trong dài hạn. Khu vực này dự kiến sẽ phát triển nhanh hơn Bắc Mỹ và Châu Âu và tạo ra 1,5 nghìn tỷ USD cho các kỳ nghỉ ngắn cũng như dài hạn.

"Chúng tôi có kế hoạch mở rộng mạng lưới toàn cầu của mình ra các quốc gia, đặc biệt là các thị trường mà mức độ thâm nhập của chúng tôi thấp, chẳng hạn như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ Latinh, Đông Nam Á và hàng chục nghìn quốc gia nhỏ khác...", Airbnb cho biết trong bản cáo bạch của mình.

Đặc biệt, Trung Quốc đã, đang và sẽ là thị trường ưu tiên của Airbnb. Công ty không chia nhỏ doanh thu trong nước, nhưng cho biết họ sẽ tiếp tục đầu tư vào thương hiệu Aibiying ở Trung Quốc, để có thể phục vụ khách hàng Trung Quốc một cách tốt hơn.

Tuy nhiên, thị trường Châu Á Thái Bình Dương trị giá 1,5 nghìn tỷ USD lại không hề là miếng bánh dễ giành được. Bên cạnh đại dịch COVID-19, gã khổng lồ du lịch của Mỹ còn phải đối mặt với các cuộc cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ địa phương trong khu vực, đặc biệt là từ cái gọi là "siêu ứng dụng".

"Một số đối thủ cạnh tranh hoặc đối thủ cạnh tranh tiềm năng đang tạo ra 'siêu ứng dụng', nơi người tiêu dùng có thể sử dụng nhiều dịch vụ trực tuyến dễ dàng hơn nữa. Chẳng hạn, ở các khu vực như Châu Á, các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chủ yếu thông qua ứng dụng trên thiết bị di động, Bản cáo bạch của Airbnb cho biết.

d

Xiaozhu Rental - một trong những đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Airbnb tại Trung Quốc

Mối quan tâm của Airbnb không phải là không có cơ sở. Xiaozhu Rental - một trong những đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Airbnb tại Trung Quốc, đã nhận được khoản đầu tư 120 triệu USD do Yunfeng Capital - Quỹ đầu tư mạo hiểm do Jack Ma của Alibaba đồng sáng lập. Kể từ khi đầu tư, Xiaozhu đã xác lập được một số quan hệ đối tác với các ứng dụng liên kết của Alibaba, bao gồm hợp tác với Alipay - một siêu ứng dụng thanh toán thuộc sở hữu của Ant Group, để tận dụng hệ thống tín dụng của nền tảng này.

Là một trong những startup giá trị nhất thế giới, Airbnb có thời điểm được định giá lên tới 31 tỷ USD. Được biết, Airbnb sẽ bắt đầu được giao dịch trên sàn Nasdaq vào ngày 10/12 tới đây.