Cuộc “cách mạng nhà kho” của ALP

Theo đó, nhà phát triển bất động sản hậu cần có trụ sở tại Đài Bắc, Đài Loan, đang xem xét các kế hoạch mở rộng trên khắp Đông Nam Á, trong đó Việt Nam và Malaysia sẽ là các quốc gia mục tiêu chính của họ.

Ally Logistic Property (ALP), nhà phát triển bất động sản hậu cần lớn nhất Đài Loan.

Ally Logistic Property (ALP), nhà phát triển bất động sản hậu cần lớn nhất Đài Loan.

ALP được biết đến với một cuộc “cách mạng nhà kho” tại châu Á. Công ty của Đài Loan đang cung cấp các giải pháp kho bãi thông minh như hệ thống lưu trữ tự động và phương tiện dẫn đường tự động, quản lý tài sản kho hàng và các dịch vụ hậu cần khác. 

“Tôi muốn làm cho kho bãi và hậu cần trở nên gợi cảm”, đây là tầm nhìn của Charlie Chang, Giám đốc điều hành của Ally Logistic Property.

Thông thường, kho bãi và hậu cần đồng nghĩa với những gì bề bộn và nhếch nhác cùng hàng trăm thứ hàng hóa lộn xộn. Nhưng, nếu người ta đến thăm chi nhánh Đài Bắc của ALP trên những ngọn đồi của quận Ruifang ở ngoại ô Tân Đài Bắc, người ta có thể ngạc nhiên. Công viên rộng 50 ha là trụ sở của mười nhà kho tráng lệ được thiết kế giống như một bảo tàng nghệ thuật, tất cả đều nép mình vào sườn núi. 

ALP được thành lập vào năm 2014, họ đã đầu tư đến 23,4 tỷ Đài tệ trên khắp Đài Loan để xây dựng năm nhà kho logistics, những thứ mà người ta có thể gọi là “công viên hậu cần” một cách đầy cảm hứng.

Những

Những "công viên nhà kho" của ALP.

Trong các công viên của ALP, người ta có thể thấy các phương tiện được dẫn đường tự động (AGV) giống như các phương tiện được sử dụng bởi Amazon và Alibaba. Đội xe của ALP bao gồm 108 chiếc. Họ đọc mã QR được in trên sàn và di chuyển theo các mô hình chính xác, tạo thành một hàng ngay ngắn khi chờ nhân viên bốc dỡ hàng hóa.

Khách hàng chính của ALP bao gồm các thương hiệu địa phương và đa quốc gia, như nhà bán lẻ thời trang H&M và chuỗi cửa hàng đồ thể thao Decathlon. ALP hiện đang vận hành sáu khu liên hợp hậu cần tại Đài Loan.

Tham vọng ở Đông Nam Á

Không giống như một số công ty hậu cần thường thuê mặt bằng cho các cơ sở hậu cần của họ trong một thời gian ngắn trước khi chuyển đến một địa điểm khác, ALP có xu hướng sở hữu mảnh đất mà họ hoạt động, cho phép công ty cam kết đầu tư dài hạn.

Charlie Chang, Giám đốc điều hành của ALP.

Charlie Chang, Giám đốc điều hành của ALP.

“Chúng tôi muốn sở hữu và quản lý tài sản của mình trong 20 năm tới hoặc lâu hơn, vì vậy chúng tôi mới có thể đầu tư vào công nghệ với một tầm nhìn dài hạn”, Charlie Chang, Giám đốc điều hành của ALP cho biết.

Tháng 11 năm ngoái, ALP đã đầu tư 1 tỷ USD để phát triển các giải pháp kho bãi thông minh tại Malaysia. Hiện tại, công ty đang xây dựng một công viên hậu cần rộng 27 mẫu Anh ở Bukit Raja, thuộc bang Selangor, Malaysia. Theo một thông cáo báo chí, việc xây dựng khu hậu cần dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 1 năm 2024.

Theo như lời Giám đốc điều hành của ALP cho biết, công ty có kế hoạch chuyển đổi chuỗi cung ứng hậu cần sử dụng nhiều lao động của khu vực Đông Nam Á với các cơ sở hậu cần công nghệ cao cũng như các ứng dụng dữ liệu để tối ưu hóa quy trình quản lý kho hàng.

“Malaysia mới chỉ là khởi đầu. Chúng tôi muốn đầu tư vào Việt Nam, Thái Lan và Philippines. Khi dự án ở Malaysia được bắt đầu, chúng tôi sẽ mở rộng sang một quốc gia mỗi năm”, Chang cho biết và cho biết thêm rằng công ty chuẩn bị công bố kế hoạch mở rộng sang Việt Nam vào năm 2022.

Nhưng, thách thức nào đang chờ đón ALP?

Theo một báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế internet của Đông Nam Á đang bùng nổ bởi sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực thương mại điện tử.

Một nhà kho thông minh của ALP.

Một nhà kho thông minh của ALP.

Chính sự bùng nổ thương mại điện tử đã thúc đẩy các công ty hậu cần trong khu vực xây dựng mạng lưới kho bãi của họ. Ví dụ, chi nhánh hậu cần của Alibaba, Cainiao Smart Logistics Network, đã công bố vào tháng 11 năm 2021 rằng họ sẽ xây dựng mạng lưới kho thông minh của mình ở Đông Nam Á để giao hàng ở Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore, theo một báo cáo của Retail in Asia cho biết.

Trong khi đó, một loạt các gã khổng lồ hậu cần Đông Nam Á cũng đã lao vào cuộc chiến tranh giành thị phần trong lĩnh vực cực kỳ tiềm năng này, chẳng hạn như kỳ lân chuyển phát nhanh Thái Lan Flash Express mới đây đã đạt được 150 triệu USD trong vòng Series D mở rộng do SCB10X, chi nhánh CVC của Ngân hàng Thương mại Siam của Thái Lan, và vòng Series E do VC Buer Capital có trụ sở tại Trung Quốc dẫn đầu. Các khoản đầu tư đã nâng tổng số vốn huy động của công ty lên 550 triệu USD.

Và còn đó J&T Express, "gã khổng lồ" chuyển phát của Indonesia, công ty kỳ lân này đã huy động được các khoản đầu tư lên đến 2,5 tỷ USD vào tháng 11 năm 2021 trước khi IPO tại Hồng Kông.

Nhưng, có vẻ như ALP rất tự tin trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt từ thị trường Logistics của Đông Nam Á. Họ vẫn không hề nao núng khi cho rằng: “Chúng tôi không phải là một công ty công nghệ, trong đó mô hình kinh doanh có thể dễ dàng bị sao chép. Quá trình mở rộng phải mất khoảng hai năm và không ai có thể xây dựng một công viên hậu cần như chúng tôi”.