Nạn bạo lực bùng nổ ở Mexico kể từ khi quốc gia này tuyên chiến với tội phạm ma túy.

Nạn bạo lực bùng nổ ở Mexico kể từ khi quốc gia này tuyên chiến với tội phạm ma túy.

Những vụ sát hại cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng mà Mexico đã không kiểm soát được các vấn đề về tội phạm có tổ chức, tội phạm nắm chính quyền và thực thi luật pháp. Mexico đang ở mức báo động về bạo lực, khi xảy ra hơn 30.000 vụ giết người vào hồi năm ngoái, đây là con số kỷ lục và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng. 

Các quan chức và nhà hoạt động xã hội ở Mexico hiện đối mặt với các mối đe dọa thường trực. Ông Fernando Puron, một ứng cử viên Quốc hội ở thành phố Piedras Negras, đang chụp ảnh cùng với một người ủng hộ thì bị một tay súng bắn vào đầu từ phía sau. Ông là chính trị gia thứ 112 bị giết kể từ tháng 9/2017.

Tháng 5 có thể là tháng nguy hiểm nhất ở Mexico kể từ khi chính phủ công bố dữ liệu về số người bị sát hại lần đầu tiên cách đây 20 năm, kỷ lục mới nhất trong ba năm liên tiếp do gia tăng tỷ lệ tội phạm. Theo số liệu quốc gia Mexico, có 2.890 người thiệt mạng trong một tháng, tương đương trung bình khoảng 93 nạn nhân mỗi ngày, hoặc 4 người mỗi giờ. Kể từ tháng 1/2018, con số này là 13.298 người, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.

Làn sóng các vụ giết người, bắt cóc và bạo lực liên quan đến băng nhóm bắt đầu trong quá trình điều hành của cựu Tổng thống Felipe Calderon (2006-2012), người đã khởi động cuộc chiến chống ma túy của chính phủ. Các nhóm tội phạm có tổ chức, trước đây chủ yếu hoạt động buôn bán ma túy, thì giờ đây đã mở rộng sang các hoạt động khác như trộm cắp, tống tiền, giết người, tham nhũng cấp nhà nước, dù có hàng tỷ USD viện trợ từ Mỹ, nhưng Mexico vẫn càng ngày càng nguy hiểm.

"Các chính trị gia đặc biệt dễ bị tấn công bởi tội phạm có tổ chức, đặc biệt là khi họ không ủng hộ hay mạnh tay với các hoạt động bất hợp pháp tại các đô thị hoặc vùng lãnh thổ mà họ quản lý hoặc đang điều hành", ông Rafael Elias, chuyên gia phân tích ngân hàng tại Exotix Capital cho biết.

Hiện nay, theo các cuộc thăm dò, mối quan tâm lớn nhất của cử tri đó chính là vấn đề an ninh và sự thất bại trong việc kiểm soát tình trạng bạo lực của chính quyền. Ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay thuộc cánh tả là Andres Manuel Lopez Obrador (AMLO) đã đề xuất một kế hoạch ân xá.

Tuy nhiên, trước cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào cuối tuần này, không ứng cử viên nào có thể đưa ra một kế hoạch đáng tin cậy để chống lại điều này.

Có khoảng 20% số cử tri vẫn chưa quyết định sẽ bầu cho ai, và vấn đề bảo đảm an ninh dự kiến sẽ là yếu tố chủ chốt để người dân xem xét bầu cho ai. "Về lý thuyết, ân xá phải là điều ít hấp dẫn nhất," ông Elias nói và ngụ ý rằng những người chưa quyết định sẽ có nhiều khả năng bỏ phiếu cho một trong những đối thủ cạnh tranh của ông Obrador, hoặc ông Ricardo Anaya của đảng Bảo thủ Quốc gia (PAN) hoặc ông Jose Antonio Meade của đảng Cách mạng (PRI).

Nếu như ông Obrador chiến thắng, sẽ tác động rất lớn tới các vấn đề khác, ngoài vấn đề an ninh. Mục đích của ông là tăng chi tiêu công và áp đặt nhiều quy định hơn cho các doanh nghiệp, gây rủi ro cho các cổ phiếu Mexico, và thậm chí có thể ảnh hưởng đến xếp hạng của Mexico. Ông cũng có khả năng làm "trật bánh" toàn bộ quá trình đàm phán NAFTA.

Về an ninh, những người tiên phong chỉ có những kế hoạch mơ hồ với những chi tiết nhỏ nhặt. “Ông Obrador đã đề xuất một dự luật ân xá, phù hợp với chương trình an ninh của ông,” ông Christopher McKee, Giám đốc điều hành của PRS Group cho biết.

Các nhà hoạt động và người dân đã bày tỏ sự thất vọng của họ tại một chính phủ đã không đảm bảo an toàn cho đất nước, mặc dù đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào các dịch vụ an ninh. Ngay cả trong số các nhân viên an ninh cũng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền rộng lớn.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa người nghèo và phần còn lại của dân số Mexico, an ninh sẽ vẫn là một mối quan tâm lớn nhất của cử tri.