Hai vợ chồng Ugur Sahin và bà Özlem Türeci

Hai vợ chồng nhà khoa học Ugur Sahin và bà Özlem Türeci

BioNTech, công ty mà Tiến sĩ Sahin cùng với vợ là Tiến sĩ Ozlem Tureci đồng sáng lập, chủ yếu tập trung vào các liệu pháp điều trị bệnh ung thư. Họ chưa bao giờ đưa một sản phẩm nào ra thị trường, và lúc đó, bệnh Covid-19 cũng chưa từng tồn tại.

Theo phỏng vấn trên tờ Nytimes, BioNTech đã bắt đầu nghiên cứu vaccine chống Covid-19 từ hồi tháng 1/2020. Sau khi tiến sĩ Sahin đọc được một bài báo trên tạp chí y khoa The Lancet, ông tin chắc rằng virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh ở Trung Quốc sẽ biến chuyển thành đại dịch toàn cầu.

Vậy nên, hầu như các nhà khoa học thuộc công ty hiện đang ở trụ sở Mainz (Đức) đã hủy toàn bộ kỳ nghỉ và tập trung vào dự án gọi là "Lightspeed" – một tốc độ ánh sáng.

"Có lẽ khá ít công ty có đủ năng lực và khả năng để làm điều này nhanh như chúng tôi đã làm. Tuy nhiên đây không phải là cơ hội phát triển mà là nghĩa vụ phải làm, vì bản thân tôi nhận ra công ty có thể nằm trong số những người đầu tiên tạo ra vaccine" – ông Sahin khẳng định vào tháng 10.

Sau khi BioNTech đã tìm ra một số ứng viên vaccine có triển vọng, ông Sahin đã kết luận rằng công ty sẽ cần giúp đỡ để tiến hành thử nghiệm nhanh, lấy được cấp phép từ các cơ quan quản lý để phân phối hàng loạt ra thị trường. Vậy nên, BioNTech và Pfizer đã thỏa thuận hợp tác phát triển vaccine chống Covid-19.

Cả hai nhà nghiên cứu đều dựa trên một công nghệ di truyền từ lâu đã hứa hẹn rất lớn nhưng cho đến nay đã gặp phải những trở ngại về mặt sinh học. Công nghệ ấy được gọi là RNA tổng hợp truyền tin (synthetic messenger RNA), một biến thể phức tạp của thứ hợp chất tự nhiên giúp chỉ đạo hoạt động sản xuất protein của tế bào trong cơ thể chúng ta.

Khi thấy cơ thể bị tràn ngập nhiều protein gai lạ, hệ miễn nhiễm sẽ khởi động cơ chế nhận biết, sau đó tấn công tiêu diệt các protein này. Quá trình đó sẽ tạo ra kháng thể, giúp bảo vệ chúng ta khỏi khả năng nhiễm bệnh khỏi virus SARS-CoV-2 thực sự trong tương lai.

Công nghệ vaccine mRNA đã mở ra hy vọng rằng nó có thể là một bước đột phá cho phép xã hội trở lại bình thường sau nhiều tháng sống trong sợ hãi do đại dịch. Họ hiểu rõ rằng mRNA là một quyền sách chứa "công thức" để tạo ra hàng nghìn tỷ tế bào của cơ thể, nhưng mục tiêu mở rộng “công thức” ấy chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là khi có thể biến đổi bất kì tế bào nào trong cơ thể con người thành một nhà máy sản xuất thuốc lưu động theo nhu cầu bằng cách tiêm mRNA tổng hợp đã qua chỉnh sửa.

Tiến sĩ Sahin cho biết thành công của họ chứng minh lợi ích của việc trao đổi ý tưởng mang tính quốc tế. “Trong công ty chúng tôi có các thành viên đến từ hơn 60 quốc gia. Các cuộc họp của chúng tôi luôn bằng tiếng Anh. Chúng tôi có những người đến từ châu Á, châu Phi, Mỹ, châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ”, ông nói.

“Trong khoa học, không quan trọng bạn đến từ đâu, điều quan trọng là bạn có thể làm gì và sẵn sàng làm gì. Đây là vaccine không chỉ của Pfizer và BioNTech, nó là vaccine của nhân loại. Nó chỉ cho thấy rằng nếu bạn được trao cơ hội, tất cả mọi người đều có thể đóng góp”, Tiến sĩ Sahin nói thêm.

Vợ chồng bà Tureci nhận Huân chương Danh dự của Nhà nước Đức. Ảnh: APp/

Vợ chồng bà Tureci nhận Huân chương Danh dự của Nhà nước Đức. Ảnh: AP

Mặc dù vậy, thách thức mà BioNTech hay Pfizer gặp phải hiện nay là làm thế nào để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn ở những khu vực khác nhau và mở rộng quy trình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu toàn cầu, vì quy mô vốn của BioNTech còn nhỏ và chưa có sản phẩm đưa ra thị trường.

Đồng thời, các thiết bị và quy trình sản xuất vaccine theo công nghệ mRNA rất phức tạp, với nguyên liệu sử dụng phải đặc biệt tinh khiết. Trước tiên, người ta phải tạo ra các phân tử ADN mạch đôi dạng vòng (plasmid) chuẩn, để dựa vào đó mà chế tạo được mẫu RNA theo ý muốn.

Ngay cả bây giờ, khi Moderna và Pfizer thử nghiệm vaccine của họ trên khoảng 74.000 tình nguyện viên trong các nghiên cứu vaccine quan trọng, nhiều chuyên gia vẫn đặt câu hỏi liệu công nghệ này đã sẵn sàng được ứng dụng rộng rãi hay chưa.

Cho dù vaccine mRNA có thành công hay không, con đường của những nhà khoa học từ bờ vực của sự khó khăn đến việc chính phủ phê duyệt là một câu chuyện về sự kiên trì của những cá nhân trên con đường nghiên cứu, những kỳ vọng chưa bao giờ nguôi và mang lại dòng tiền chưa từng có vào ngành công nghệ sinh học.