>>>Nâng cao năng lực doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Tại Hội thảo chuyên đề  “Cải thiện vị thế Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Vai trò của Nâng cao năng lực và Đổi mới sáng tạo” do VCCI tổ chức, ông Phạm Thanh Tùng, Cục công nghiệp Bộ Công Thương, khảo sát của tổng cục thống kê năm 2021 cho thấy, có 5.000 doanh nghiệp hoat động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chủ yếu trong ngành cơ khí, dệt may da giày, nhưng có đến 88% là DNNVV.

chỉ hơn 10% doanh nghiệp có sử dụng thiết bị tự động hoá

Hiện chỉ hơn 10% doanh nghiệp hỗ trợ có sử dụng thiết bị tự động hoá.

Đáng nói, xét theo chuỗi giá trị, tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động ở các phân khúc mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị khá thấp, chỉ có khoảng 19% doanh nghiệp dệt may da giày và 33% doanh nghiệp điện tử có thực hiện công đoạn thiết kế trong quá trình sản xuất. Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tiếp cận được các ưu đãi, hỗ trợ từ các chương trình của nhà nước vẫn còn khá thấp (17%), cho thấy độ bao phủ của các chính sách, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước còn hạn chế.

Khảo sát của Tổng cục thống kê cho thấy phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, hay những công cụ quản lý sản xuất thông dụng. Chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp có chứng nhận ISO 9000 (quản lý chất lượng), 9% doanh nghiệp có chứng nhận ISO 14000 (quản lý môi trường), cũng khoảng hơn 20% doanh nghiệp cho biết có thực hiện 5S tại doanh nghiệp, trong khi các công cụ khác như Lean, 6 sigma, hay TQM, TPM thì số doanh nghiệp áp dụng chỉ khoảng từ 1-2%.

Về trình độ công nghệ, khoảng trên 30% doanh nghiệp cho biết hiện vẫn đang sử dụng hoàn toàn thiết bị điều khiển thủ công, trên 50% có sử dụng thiết bị bán tự động, chỉ hơn 10% doanh nghiệp có sử dụng thiết bị tự động hoá, và chưa đến 10% doanh nghiệp có sử dụng robot trong dây chuyền sản xuất.

“Điều này cho thấy năng lực của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn khá thấp cả về năng lực quản lý sản xuất và trình độ công nghệ”, ông Phạm Thanh Tùng nhấn mạnh.

Điểm đáng chú ý từ khảo sát đó là mặc dù các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đều thừa nhận không có thế mạnh về khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường, khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm, tầm nhìn chiến lược sản xuất, và hệ thống quản lý doanh nghiệp… nhưng khi được hỏi về mong muốn của doanh nghiệp về các giải pháp hỗ trợ, thì phần lớn doanh nghiệp lại có mong muốn được hỗ trợ về thuế, thủ tục hành chính, vốn, mà không phải là những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, điểm yếu mà doanh nghiệp đã xác định trước đó. Đây chính là thách thức không nhỏ trong quá trình thiết kế và triển khai các chính sách phát triển công nghiệp bởi sự khác biệt này.

Trong khi đó, bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ thời kỳ mới cũng khiến ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức trong giai đoạn tới đây, cụ thể, ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu và sự quay trở lại của bảo hộ mậu dịch, xu thế phát triển bền vững.

>>>Cần trợ lực thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

>>>Soi chiếu “bức tranh” công nghiệp hỗ trợ

Đề cập đến tỷ lệ nội hóa rong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho hay, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, thì tỷ lệ nội địa hóa bao nhiêu phần trăm không quan trọng bằng hàm lượng công nghệ đóng góp cho chuỗi giá trị là bao nhiêu? Điều đó mới quan trọng và là mấu chốt, như vậy có thể nói đóng góp vào hàm lượng công nghệ cao trong từng sản phẩm mới là ý nghĩa sâu xa mà công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần hướng tới”, bà Đỗ Thị Thúy Hương bày tỏ.

 đang tiếp tục nỗ lực xây dựng hệ sinh thái cung ứng tại Việt Nam

Samsung đang tiếp tục nỗ lực xây dựng hệ sinh thái cung ứng tại Việt Nam.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Choi Kyung-soo, Phó Tổng giám đốc Trung tâm mua hàng, Samsung Việt Nam cho biết, vào năm 2008, Samsung đã tiến hành mở rộng đầu tư tại Việt Nam, khởi đầu bằng việc sản xuất các thiết bị di động.

“Bằng việc liên tục mở rộng sản xuất, Samsung Việt Nam tới nay đã trở thành một trong những cứ điểm sản xuất lớn nhất thế giới của chúng tôi. Cùng với sự phát triển của kinh doanh, chúng tôi cũng đã và đang tiếp tục nỗ lực xây dựng hệ sinh thái cung ứng tại Việt Nam”, ông Choi Kyung-soo chia sẻ.

Theo đó, từ năm 2015 tới nay, Samsung cùng với các cơ quan của Việt Nam đang phối hợp thực hiện nhiều chương trình đa dạng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Samsung đã cử các chuyên gia với nhiều chục năm kinh nghiệm để đào tạo tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thúc đẩy cải tiến doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh về sản xuất, chất lượng, và nỗ lực xây dựng một hệ thống phát triển bền vững thông qua đào tạo chuyên gia tư vấn.

“Trong tương lai, trên nền tảng một triết lý kinh doanh đồng thịnh vượng, Samsung sẽ tiếp tục hỗ trợ để các doanh nghiệp trong nước có thể cùng phát triển, không ngừng mở rộng thêm các cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước”, đại diện Samsung Việt Nam khẳng định.

Theo đó, Samsung sẽ nhân rộng kết quả dự án hợp tác hiện tại (Tư vấn cải tiến, đào tạo chuyên gia tư vấn và khuôn mẫu…), củng cố sức mạnh tổng hợp. Gắn kết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung dài hạn, tích cực hợp tác phát triển công nghiệp giá trị cao. Trong đó gồm sản xuất thông minh, đầu tư R&D, công nghiệp kĩ thuật cao, 5G, kinh tế số, vận chuyển, năng suất lao động, khí nhà kính.

Cùng với đó, chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật xây dựng nhà máy thông minh Samsung đã triển khai nhiều năm. Trong đó, hỗ trợ chuyên gia, triển khai đề tài phù hợp môi trường sản xuất Việt Nam. Đặc biệt, hỗ trợ tạo dựng nền tảng khả năng cạnh tranh sản xuất toàn cầu. Samsung hi vọng giúp doanh nghiệp trong nước tối ưu hoá toàn bộ quy trình như phát triển, sản xuất, bán hàng. Tăng trình độ vận hành như tuân thủ giao hàng, năng suất, chất lượng, chi phí tồn kho, quản lý thiết bị, quản lý sản xuất.