Vậy tình hình các doanh nghiệp này làm ăn thế nào trong bối cảnh thị trường chứng khoán trồi sụt?

Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành chứng khoán giảm sâu vì đâu?

Nhiều doanh nghiệp ngành chứng khoán báo lỗ trong năm 2022 do biến động trồi sụt của thị trường

Nhiều doanh nghiệp ngành chứng khoán báo lỗ trong năm 2022 do biến động trồi sụt của thị trường. Ảnh: Quốc Tuấn

 Mảng môi giới và hoạt động tự doanh giảm sút

 Dữ liệu từ báo cáo của KIS cho thấy 25 doanh nghiệp (bao gồm 16 công ty niêm yết, 1 công ty UpCOM và 8 công ty thị trường OTC) phản ánh khoảng 90% doanh thu toàn ngành. Doanh thu ngành trong quý 2/2022 đạt 15.878 tỷ đồng đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm 12,3% so với quý trước. Lợi nhuận sau thuế cũng không khả quan với mức giảm lần lượt là 57% và 63,4% so với cùng kỳ và so với quý trước. Có 7 trên tổng số 25 công ty trong khảo sát của KIS ghi nhận lỗ kế toán, một điều mà khó có thể bắt gặp trong năm 2021 với các công ty chứng khoán.

Sụt giảm từ đỉnh, các nghiệp vụ kinh doanh của các Công ty Chứng khoán đều không mấy khả quan. Mảng môi giới ghi nhận sự sụt giảm  ở mức 2 con số liên tiếp trong 2 quý đầu năm. Trong khi đó, nghiệp vụ cho vay có doanh thu giảm 9% trong quý 2, sau khi có mức tăng 2% trong quý 1. Doanh thu từ hoạt động đầu tư tự doanh vẫn là động lực chính trong phát triển doanh thu của ngành chứng khoán, tuy nhiên tỷ trọng trong doanh thu tổng đã giảm so với trung bình năm 2021.

Câu chuyện của năm 2021 là về việc số lượng tài khoản mở mới tăng lên song song với giá trị giao dịch mỗi ngày. Tốc độ tăng trưởng về số lượng tài khoản mở mới vẫn hiện hữu khi tiếp tục lập kỷ lục mới với 476.711 tài khoản trong tháng 5 (+76% với đỉnh gần nhất) và bổ sung thêm 466.483 tài khoản trong tháng 6. Tuy nhiên, giá trị giao dịch trong quý 2 lại chuyển biến theo hướng ngược lại khi giảm còn 20.525 tỷ đồng mỗi ngày, thấp hơn mức giao dịch bình quân ngày trong năm 2021 là 26.589 tỷ đồng. Sau khi tăng liên tục từ năm 2020 đến cuối 2021, số dư cho vay margin đã giảm mạnh 24% trong quý 2, về ngang với mức của quý 3 năm 2021.

Ngoài việc số dư margin giảm, nhiều công ty chứng khoán đã thực hiện kế hoạch tăng vốn trong nửa đầu năm, dẫn tới tỷ lệ margin được kéo giảm mạnh. Mức trần 200% đối với tỷ lệ margin từng là bài toán khó giải với nhiều công ty chứng khoán trong năm 2021 nhưng đã dễ dàng hơn trong năm 2022. Cuối quý 2/2022, 10 công ty có số dư nợ margin lớn nhất đều sở hữu tỷ lệ margin từ 80% trở xuống. SSI vẫn là công ty có số dư margin lớn nhất với 14.560 tỷ đồng, mặc dù công ty đã giảm số dư này 41,2% so với quý 1/2022. VND và MAS đứng ở vị trí thứ 3 và 4 trong bản đồ margin nhưng họ có lợi thế cạnh tranh nhờ vào dư địa tăng trưởng margin khá lớn và theo đuổi chiến lược cung cấp lãi suất cho vay cạnh tranh.

Mảng doanh thu đầu tư tiếp tục lỗ

Môi giới và cho vay là hai nguồn doanh thu biến động theo thanh khoản thị trường nên bị ảnh hưởng với việc thanh khoản giao dịch thấp. Tuy nhiên, doanh thu từ cho vay không tệ như dự đoán khi thay đổi quý so với quý, diễn ra trong quý 1 và 2 lần lượt là 2,1% và -9,4%. Doanh thu môi giới có sự sụt giảm đáng kể từ đầu năm...

Những yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán tháng 9

Báo cáo cho thấy, doanh thu đầu tư trong quý 1 và 2 đạt lần lượt là 6.827 tỷ đồng và 6.352 tỷ đồng đều giảm mạnh. Qua đó phản ánh sự khó khăn để tạo ra doanh thu đầu tư khi thị trường chứng khoán diễn biến không thuận lợi. Công ty chứng khoán vẫn có doanh thu tốt đến từ bán các tài sản tài chính (thông qua việc chốt lời danh mục cổ phiếu, và bán/phân phối lại các sản phẩm tài chính…). Thêm vào đó, doanh thu từ cổ tức và tiền lãi tăng lên trong quý 2/2022 khi mà các công ty cũng tăng số dư nắm giữ chứng chỉ tiền gửi. Doanh thu đến từ đánh giá lại các sản phẩm tài chính hoàn toàn biến mất trong quý 2/2022.

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm về doanh thu đầu tư của ngành. Việc bán các tài sản FVTPL thường mang về ít nhất khoảng 900 tỷ đồng lợi nhuận mỗi quý nhưng trong quý 2/2022 chỉ ghi nhận 230 tỷ đồng. Cùng lúc đó, lợi nhuận từ đánh giá lại chuyển thành khoản lỗ lớn 2.195 tỷ đồng. Vì vậy, mặc dù có sự tăng trưởng về cổ tức tiền lại nhận được từ nắm giữ các tài sản tài chính nhưng cũng không thể giúp cho ngành chứng khoán tránh khỏi khoản lỗ 377 tỷ đồng từ danh mục FVTPL.

Ở thời điểm hiện tại, KIS ghi nhận sự phục hồi của VN-Index sau khi đã chạm vùng đáy cũng như giá trị giao dịch đang được hỗ trợ bởi triển vọng sáng hơn cho kinh tế Việt Nam khi so sánh tương quan với các khu vực khác. Vì vậy, KIS vẫn duy trì dự báo về giá trị giao dịch bình quân cả năm 2022 sẽ khoảng 24 nghìn ~26 nghìn tỷ đồng mỗi ngày…