Phạm Trươngp/Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hoài Nhơn

Phạm Trương Tỉnh
ủy viên, Bí thư
Huyện ủy, Chủ tịch
HĐND huyện
Hoài Nhơn

Theo đó, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định sẽ chính thức trở thành Thị xã Hoài Nhơn từ ngày 01/6/2020.

Quyết định thành lập Thị xã Hoài Nhơn đã mở ra trang lịch sử mới để địa phương mở rộng cánh cửa thu hút đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch gắn với bảo vệ môi trường bền vững song song với đẩy mạnh phát triển kinh tế biển cùng với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đây cũng là cơ hội và trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền Hoài Nhơn trong việc nâng cao đời sống nhân dân nơi đây, những năm tới.

 

Định hướng rõ mục tiêu

Trong những năm qua. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hoài Nhơn đã vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh và trung ương, tăng cường hợp tác, liên kết, chủ động phát huy lợi thế tiềm năng và nội lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư, đã cùng với cả tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế, đạt nhiều thành tựu quan trọng và nền kinh tế, xã hội Hoài Nhơn đang chuyển dịch theo hướng tích cực.

Để xây dựng Hoài Nhơn thành Thị xã giàu đẹp trong tương lai, ban lãnh đạo Hoài Nhơn đã đặt ra mục tiêu tăng cường thu hút đầu tư để phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch gắn với bảo vệ môi trường, nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, không ngừng nâng cao quy mô chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hoài Nhơn xác định mục tiêu hàng đầu là phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế giữ vai trò động lực quan trọng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; bảo đảm quốc phòng và an ninh.

Chúng tôi phấn đấu cuối năm 2025, tổng giá trị sản xuất các ngành chủ yếu đạt 50.800 tỷ đồng, tăng bình quân trên 14%/năm (trong đó, công nghiệp – xây dựng tăng 15%/năm; thương mại – dịch vụ – du lịch tăng 19,8%/năm); cơ cấu kinh tế: công nghiệp – xây dựng – thương mại – dịch vụ, du lịch chiếm 84,5%. Thu ngân sách Nhà nước phát sinh trên địa bàn tăng trên 11%; tỷ lệ đô thị hóa 65%. Các cụm công nghiệp được lấp đầy 95% và đi vào hoạt động hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Trong đó: cụm công nghiệp Bồng Sơn, Hoài Tân, Hoài Hảo, Hoài Châu, Ngọc Sơn tỷ lệ lấp đầy 100%. Chúng tôi đề xuất tỉnh thành lập Khu công nghiệp Bồng Sơn (tại phường Hoài Đức).

Lãnh đạo huyện Hoài Nhơn đi thăm để tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Lãnh đạo huyện Hoài Nhơn đi thăm để tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Biến chủ trương đô thị hóa thành cơ hội phát triển

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Đảng bộ, chính quyền Hoài Nhơn sẽ tập trung thực hiện tốt đồng bộ công tác giải phóng mặt bằng nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện đúng tiến độ dự án. Chúng tôi khuyến khích các dự án đầu tư công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ phục vụ các ngành có ứng dụng hàm lượng công nghê cao vào sản xuất nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường, gắn với bảo vệ môi trường bền vững.

Ưu tiên kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, cùng với liên kết xây dựng nhà trưng bày sản phẩm OCOP; Ưu tiên đầu tư thu hút du lịch biển Di tích tàu không số Bến Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ.

Ngoài ra, chúng tôi cũng tập trung thu hút đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch, tạo chuổi giá trị xuất khẩu. Quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch mở rộng các cụm công nghiệp phù hợp với nhu cầu và sự phát triển kinh tế của từng giai đoạn đã được xây dựng. Để phát triển toàn diện, chúng tôi tập trung xây dựng Khu công nghiệp Bồng Sơn theo quy hoạch (tại phường Hoài Đức); mở rộng cụm công nghiệp Bồng Sơn, Hoài Châu, Hoài Hương...

Thu hút phát triển công nghiệp trên địa bàn dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương như: chế biến hải sản, may công nghiệp, đóng mới, cải hoán tàu cá, chế biến gỗ xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng mặt trời… Đây là cơ sở để chúng tôi huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn phát triển hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư lấp đầy các cụm công nghiệp.

Các cụm công nghiệp được phát triển theo hướng thu hút công nghệ cao, xây dựng các “cụm liên kết sản xuất”, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường. Chúng tôi khuyến khích khôi phục tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, đẩy mạnh công tác khuyến công, đào tạo nghề.

Thương mại, dịch vụ được đầu tư phát triển theo hướng đa dạng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả. Chúng tôi đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm có lợi thế của địa phương. Đặc biệt, chúng tôi khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại (Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương). Các khu đô thị mới sẽ gắn với phát triển dịch vụ, thương mại dọc ven bờ biển, ven sông Lại Giang. Phát triển các loại hình dịch vụ như hậu cần nghề cá, vận tải - kho bãi, ngân hàng, tài chính - tín dụng,... Chúng tôi khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập mới các hợp tác xã đa nghề, tạo chuỗi liên kết sản xuất trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, chúng tôi tạo điều kiện thuận lợi các ngân hàng, quỹ tín dụng Nhân dân phát huy hiệu quả hoạt động. Qua đó, các nhà đầu tư được tiếp tục đâu tư cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch.