Bức tranh màu xám

Bitcoin (BTC) đã giảm xuống dưới mức 30.000 USD/BTC sau vài tuần giằng co. Nhiều chỉ báo trước đó cho thấy, cổ phiếu Grayscale Bitcoin Trust (GBTC) được mở khóa sẽ đưa BTC vào thang độ xám của thị trường tiền điện tử, kết hợp với sự chú ý về quy định trên toàn cầu - Những điều này có thể đã góp phần vào xung lực giảm giá mới nhất của BTC cùng các đồng tiền khác.

Bitcoin đã không giữ được mốc 30.000 USD/BTC và có thể tiếp tục đà giảm

Bitcoin đã không giữ được mốc 30.000 USD/BTC và có thể tiếp tục đà giảm

BTC hiện đang được giao dịch quanh mức 29.600 USD, mức thấp nhất của tiền điện tử kể từ ngày 22/6. Trong tuần qua, giá Bitcoin đã giảm gần 10%.

Có nhiều ý kiến đưa ra giải mã cho sự sụp đổ giá mới nhất này như:

Thứ nhất, nhu cầu về Bitcoin những ngày này ít hơn nhiều so với tháng 4 và tháng 5, khi thị trường có xu hướng đi lên. Theo dữ liệu tổng hợp của công ty Glassnode, mạng lưới BTC hiện chỉ đang giải quyết số lượng giao dịch chỉ bằng 1/3 so với thời điểm trước đó. Đồng thời trong tháng này, dự kiến Grayscale sẽ mở khóa khoảng 31.900 GBTC cổ phiếu tiếp theo. Một số chuyên gia đã nhận định, đây là nguyên nhân tạo ra sự biến động đối với giá Bitcoin.

Trong khi các nhà đầu tư truyền thống và quỹ đầu cơ không thoải mái với việc giữ tiền điện tử trên sổ sách của họ, hoặc đơn giản là họ không được phép. GBTC đưa ra một giải pháp cho vấn đề này, và vẫn cung cấp mức giá tương tự. Ví dụ ARK Invest của Cathie Wood, đã mua rất nhiều sản phẩm này vào năm 2021. Tuy nhiên những ngày này, thị trường giao dịch ảm đạm hơn nhiều, vì phí bảo hiểm đã cạn kiệt và mức chiết khấu khổng lồ 13,45% đã diễn ra”, một chuyên gia phân tích.

Trên thực tế, sự kiện mở khóa cổ phiếu GBTC này dẫn đến giảm giá hay tăng giá của BTC vẫn là vấn đề còn nhiều tranh luận. Song, nó cũng được coi là một sự kiện lớn mang lại biến động cho thị trường tiền điện tử nói chung.

Theo Willy Woo, một nhà phân tích chuỗi khối cho rằng, trường hợp giảm giá là khi các nhà đầu tư thích mua sản phẩm GBTC có chiết khấu và chuyển hướng dòng tiền khỏi Bitcoin.

Thứ hai, sự thay đổi của hoạt động khai thác diễn ra trong vài tháng qua cũng là nguyên nhân đáng kể. Tính đến hiện tại, có tổng cộng 6 tỉnh ở Trung Quốc đã xác nhận việc cấm khai thác Bitcoin. Sự “thanh trừng” này được thực hiện khá phù hợp với tham vọng của Trung Quốc, nhằm đáp ứng các mục tiêu khí hậu và không loại trừ quan điểm muốn loại bỏ một đối thủ cạnh tranh phi tập trung với đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số.

Cùng với đó, các nhà quản lý trên toàn thế giới đã nhắm vào ngành công nghiệp này, bắt đầu bằng lệnh cấm với sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất, Binance. Có thể kể đến như Anh, Ý, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Quần đảo Cayman đã đưa ra những hạn chế chặt chẽ hơn trên lãnh thổ của mình.

Thông thường, khi Bitcoin sụt giảm, các đồng altcoin cũng có xu hướng theo sau. Có thể thấy, Ethereum đã được giao dịch trên 1.950 USD/ETH trong ngày 18-19/7, nhưng nó đã giảm hơn 200 USD trong ngày 20/7 xuống còn 1.720 USD, ghi nhận mức giá thấp nhất kể từ cuối tháng 6 năm nay.

Các đồng altcoin cũng sụt giảm nghiêm trọng, thổi bay hàng trăm tỷ đô vốn hoá thị trường tiền điện tử

Các đồng altcoin cũng sụt giảm nghiêm trọng, thổi bay hàng trăm tỷ đô vốn hoá thị trường tiền điện tử

Binance Coin (BNB) cũng đã chứng kiến mức thấp nhất trong nhiều tuần với khoảng 260 USD/BNB sau khi giảm giá hai con số. Các mức giảm tương tự khác như Cardano (-10%), Ripple (-9%), Polkadot (-13,5%), Uniswap (-11%), Bitcoin Cash (-10%), Litecoin (-11%), Solana (-11%) và Litecoin (-11,5%).

Tình hình với các altcoin vốn hóa thấp hơn và trung bình cũng giảm tương đối như NEM dẫn đầu xu hướng bất lợi, với mức bán phá giá 20% xuống còn 0,12 USD/NEM. Hay THORChain (-19%), Mdex (-19%), Polygon (-17%), Decred (-16%), Kusama (-15%), Telcoin (-15%), Siacoin (-15%), Theta (-14%),... là một vài đại diện nữa của “câu lạc bộ” giảm giá hai chữ số.

Cuối cùng, vốn hóa thị trường tích lũy của tất cả các tài sản tiền điện tử đã giảm khoảng 100 tỷ USD trong một ngày xuống còn 1,2 nghìn tỷ USD.

Sự thất bại của Bitcoin

Theo chuyên gia phân tích thị trường Edward Moya, Phố Wall đang chứng kiến sự lao dốc của thị trường chứng khoán Mỹ, cũng như việc số ca COVID-19 gia tăng trở lại đã khiến nhiều nhà đầu tư hoảng loạn, bán tháo mọi tài sản có hiệu suất hàng đầu, trong đó có Bitcoin. “Bitcoin có thể dễ bị tổn thương bởi một cú giảm cực sâu hướng tới mốc 20.000 USD/BTC. Nếu về mốc này, Bitcoin có thể sẽ thu hút các tổ chức tài chính, vốn vẫn đang kiên nhẫn đợi chờ để có thể mua được giá tốt”.

Bitcoin vẫn bị cho là đã thất bại trong vai trò hàng rào lạm phát, vì giá của nó gần như đã giảm quá nửa từ mức 65.000 USD

Bitcoin bị cho là đã thất bại trong vai trò hàng rào lạm phát, vì giá của nó gần như đã giảm quá nửa từ mức 65.000 USD

Trước đó, nhiều cuộc thảo luận đã diễn ra khi thị trường sụt giảm, trong bối cảnh Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ tăng đột biến và cộng đồng tiền điện tử đã “kháo” nhau về việc liệu Bitcoin có thực sự là một hàng rào chống lạm phát hay không?

Theo Business Insider đưa tin, chỉ số CPI đã có mức tăng lớn nhất vào tháng 6 trong vòng 13 năm qua. Cụ thể, sự gia tăng lạm phát được báo cáo bắt đầu vào tháng 3, khi CPI tăng 2,6%, tiếp theo là các mức tăng vào tháng 4 là 4,2%, cuối cùng là 5,4% vào tháng 6. Bất chấp sự tăng trưởng gần đây về lạm phát được đo bằng CPI, Bitcoin vẫn bị cho là đã thất bại trong vai trò hàng rào lạm phát, vì giá của nó gần như đã giảm quá nửa từ mức 65.000 USD vào giữa tháng 4.

Edward Moya cũng cho biết: “Bitcoin không còn hoạt động như một hàng rào lạm phát nữa và sẽ tiếp tục duy trì mức độ nặng nề so với kỳ vọng về lợi suất cao hơn. Tuy nhiên, lạm phát đó được xem là nhất thời, đó có thể là lý do tại sao báo cáo CPI tháng 6 không đủ chất xúc tác để phá vỡ giao dịch đi ngang của Bitcoin”.

Cộng đồng tiền điện tử sau đó cũng đã phản ứng với những quan sát về CPI so với Bitcoin, với nhiều người ủng hộ trong ngành nhấn mạnh rằng, khoản đầu tư Bitcoin đã phát triển trong lịch sử, mang lại lợi nhuận lớn trong thời gian dài.

Trái lại, một số chuyên gia tiền điện tử lại khẳng định, Bitcoin thực sự không phải là một hàng rào tuyệt vời chống lại lạm phát. Mà theo người sáng lập công ty quản lý tiền tệ Quantum Economics, Mati Greenspan, dường như không có bất kỳ mối tương quan nào giữa hành động giá của Bitcoin và dữ liệu lạm phát hoặc giảm phát.

Hầu hết các giai đoạn tăng giá của Bitcoin đều xảy ra trong thời kỳ giảm phát toàn cầu, trong đó, tất cả các tài sản rủi ro đều tăng. Bây giờ, lạm phát đang tăng lên là có thật, lần đầu tiên kể từ khi Bitcoin ra đời, nó lại hoạt động kém hiệu quả như vậy", Greenspan nói.