Bên trong một

Bên trong một "trại" khai thác Bitcoin.

Bitcoin sụt giảm

Bitcoin đã giảm xuống mức thấp nhất là 32.288 USD/BTC lần đầu tiên kể từ ngày 8 tháng 6. Ethereum cũng đã giảm xuống dưới 2.000 USD/ETH lần đầu tiên kể từ ngày 23 tháng 5.

Khai thác tiền điện tử là ngành kinh doanh lớn ở Trung Quốc, chiếm hơn một nửa sản lượng Bitcoin toàn cầu.

Nguyên nhân làm xáo trộn một ngày lẽ ra có thể phục hồi sau đợt sụt giảm trước đó của tiền ảo này, dường như một lần nữa đến từ Trung Quốc thông qua một tuyên bố của ngân hàng lớn xác nhận rằng họ sẽ không cho phép sử dụng các dịch vụ của mình cho các giao dịch liên quan đến Bitcoin hoặc tiền điện tử.

Sự biến động gây ra kết quả đáng kinh ngạc trong khi nó lại chỉ đi theo diễn biến từ các thông báo trước đây của Trung Quốc - Quốc gia này đã trở thành nguồn gốc gây đau đầu cho giới đầu cơ Bitcoin trong những tuần gần đây khi các thợ đào phải đối mặt với một cuộc siết chặt và các quan chức nhắc lại các hạn chế hiện có đối với tiền điện tử kể từ năm 2017.

Biến động giá Bitcoin từ đầu năm 2021.

Biến động giá Bitcoin từ đầu năm 2021.

Tuy nhiên, như Cointelegraph đã báo cáo, nhiều người cho rằng áp lực giá là một phản ứng thái quá và cuối cùng, Bitcoin sẽ được hưởng lợi từ việc thoát khỏi sự phụ thuộc của Trung Quốc.

Các tỉnh có hoạt động khai thác Bitcoin lớn nhất của Trung Quốc đã tăng cường siết chặt hoạt động này, một dấu hiệu mới nhất cho thấy các nhà chức trách toàn cầu đang cứng rắn như thế nào đối với thị trường tài sản kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng.

Các hoạt động khai thác Bitcoin đã phải hạn chế kể từ tháng 5 khi chính phủ xác nhận lệnh cấm giao dịch tiền điện tử và cảnh báo rủi ro khi sử dụng chúng để thanh toán. Giá Bitcoin đã lao dốc sau thông báo và hiện đang giao dịch ở mức khoảng 30.000 USD/BTC, thấp hơn mức đỉnh tháng 4 là gần 65.000 USD/BTC.

Làn sóng siết chặt

Sự can thiệp mới nhất của Trung Quốc gây thêm áp lực lên nơi từng là một trong những thị trường sôi động nhất thế giới để giao dịch và khai thác tiền tệ kỹ thuật số. Nó xảy ra vào thời điểm nhiều chính phủ khác đang xem xét kỹ lưỡng ảnh hưởng của ngành đối với môi trường và xác định các loại giám sát tài chính nên được áp dụng cho tiền điện tử.

Đầu tháng này, các nhà quản lý toàn cầu đã kêu gọi các ngân hàng áp dụng quy tắc vốn chặt chẽ nhất đối với bất kỳ tài sản tiền điện tử nào, và Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng cảnh báo rằng việc sử dụng ngày càng nhiều tài sản tiền điện tử “có khả năng gây ra lo ngại về ổn định tài chính”.

Tại tỉnh Tứ Xuyên, nơi tập trung nhiều thủy điện lớn, đã ra lệnh đóng cửa 26 “trại” khai thác tiền điện tử, nhằm phục vụ một cuộc điều tra được tổ chức ngay sau loạt cuộc họp của văn phòng Năng lượng của Ủy ban Cải cách và Phát triển Tứ Xuyên.

Cuộc điều tra sẽ kéo dài đến ngày 25/6, đã được nhiều thợ đào Bitcoin coi là lời cảnh báo đã đến lúc phải rời hoạt động khai thác ra ngoài phạm vi Trung Quốc.

Nhờ có nguồn cung cấp năng lượng tái tạo dồi dào từ một mạng lưới đập rộng lớn, Tứ Xuyên được coi là địa điểm cuối cùng cho các hoạt động khai thác bị đẩy ra khỏi các tỉnh phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than để cung cấp điện.

Đâu là mục tiêu của Trung Quốc?

Tại các địa điểm khai thác tiền điện tử hàng đầu như Tân Cương, Vân Nam và Thanh Hải, cũng trong tháng này Chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch đóng cửa các hoạt động khai thác.

Chính quyền địa phương đang chịu áp lực từ Bắc Kinh trong việc giảm cường độ năng lượng - lượng khí thải carbon dioxide trên một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội - vì Trung Quốc đặt mục tiêu đạt sản lượng cao nhất của khí nhà kính vào năm 2030 và đạt được “mức độ trung tính carbon” vào năm 2060.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng việc chạy các máy tính cần thiết để sản xuất Bitcoin có hại cho môi trường. Chỉ số tiêu thụ điện khi khai thác Bitcoin của trường đại học Cambridge cho thấy, việc khai thác Bitcoin tiêu thụ 133,68 terawatt giờ điện mỗi năm, nhiều hơn so với năm ngoái của Thụy Điển.

Tuy nhiên, những người ủng hộ khai thác tiền điện tử cho biết ít nhất một phần năng lượng được sử dụng là từ các nguồn sạch, một số trong số đó có thể chưa được khai thác vì chúng nằm trong các khu vực ngoài lưới năng lượng điển hình.

Mặc dù có các biện pháp vào năm 2017 và 2019 nhằm giảm bớt hoạt động giao dịch và đầu tư Bitcoin, nhưng Trung Quốc vẫn là nơi khai thác lượng Bitcoin chính trên toàn cầu, chiếm tới 75% lượng khai thác trên thế giới.

Guan Dabo, một nhà kinh tế học tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh và là tác giả của một nghiên cứu ước tính đóng góp của hoạt động khai thác Bitcoin đối với lượng khí thải carbon của Trung Quốc, nói rằng việc phân bổ lại các thợ đào đến một nơi có nguồn cung cấp điện sạch hơn chỉ là một thỏa hiệp tạm thời.

Ông nói: “Khai thác Bitcoin không mang lại lợi ích gì cho sự phát triển kinh tế quốc gia hoặc sự phát triển xã hội. Mặt khác, nó tiêu thụ rất nhiều điện năng có thể được sử dụng cho các mục đích khác, đặc biệt là vào thời điểm các tỉnh đang đối mặt với tình trạng thiếu điện”.