Vấn đề gốc, cốt lõi nhất là làm sao để mọi người có thể chủ động bảo vệ mình trên không gian mạng.

Lễ ký kết thành lập Liên minh cùng 10 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hướng mục tiêu trang bị kỹ năng an toàn thông tin đến người dân.

Lễ ký kết thành lập Liên minh cùng 10 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia gồm Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Viettel, VNPT, MobiFone, CMC, Bkav, VNG, Cốc Cốc và Tiktok Việt Nam. Để cùng nhau đồng hành lan tỏa tới người dân nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng an toàn thông tin, coi đây giải pháp căn cơ, lâu dài. Vấn đề gốc, cốt lõi nhất là làm sao để mọi người có thể chủ động bảo vệ mình trên không gian mạng.

Theo thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, trong năm 2021 trung bình mỗi người dân Việt Nam dành khoảng 7 tiếng mỗi ngày để trực tuyến trên Internet. Tuy thời gian người dân trực tuyến tăng rất nhanh nhưng nhận thức và kỹ năng an toàn thông tin của mọi người chưa theo kịp. Vì vậy, vẫn còn tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân, người dân bị lừa đảo trực tuyến.

Cụ thể, Bộ TT&TT xác định năm 2022 là năm bảo vệ người dân trên không gian mạng, mặc dù thời gian qua đã chỉ đạo các cơ quan triển khai nhiều biện pháp quyết liệt. như  trong 10 tháng đầu năm nay, cùng với sự phối hợp của các cơ quan Công an, Quốc phòng, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các lực lượng chức năng ngăn chặn hơn 2.000 website vi phạm, trong đó có gần 1.300 website lừa đảo người dân. 

Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ xây dựng và liên tục cập nhật Cơ sở dữ liệu chống lừa đảo lực tuyến quốc gia để các tổ chức, cá nhân có thể truy vấn, khai thác, đóng góp dữ liệu và cùng với cơ quan chức năng ngăn chăn tình trạng lừa đảo trực tuyến một cách kịp thời. Cung cấp công cụ tự kiểm tra và bảo vệ an toàn thông tin trên không gian mạng.

>>>Người dân nhận cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo hãy phản ánh qua đầu số 156

Đặc biệt, để đông đảo người dân ý thức, quan tâm đến vấn đề này thì hoạt động tuyên truyền phải đáp ứng 4 tiêu chí gồm rộng, thường xuyên, dễ hiểu và ấn tượng, từ đó nội dung thông tin có thể đi sâu vào tâm trí, nhận thức của người dân.

Đại diện Liên minh, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin Trần Đăng Khoa cho rằng, đối với người dùng Internet, vấn đề cốt lõi là cần có kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin khi tham gia môi trường mạng, do đó thời gian tới các thành viên Liên minh sẽ tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng an toàn thông tin cho người dân theo các tiêu chí rộng, thường xuyên, dễ hiểu và ấn tượng. 

Đồng thời, sẽ triển khai là chuẩn bị nội dung tuyên truyền để cung cấp miễn phí cho tất cả cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hỗ trợ họ tuyên truyền trong nội bộ đơn vị mình; thiết lập kênh truyền tải, phổ biến các nội dung về an toàn thông tin để mọi người có thể xem, biết và có thêm nhận thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng.

Việc cùng liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng được Bộ TT&TT phát động thành lập là nhằm thực hiện mục tiêu trên. Với thành phần gồm cơ quan nhà nước, Hiệp hội, các doanh nghiệp viễn thông, an toàn thông tin mạng và mạng xã hội, tôi tin tưởng Liên minh sẽ có đủ tri thức và công cụ kỹ thuật để làm tốt trọng trách này. Liên minh cần tổ chức những Chiến dịch tuyên truyền ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn thông tin cho các tổ chức, người dân.