Boxme đang tìm cách mở rộng hoạt động ở Việt Nam để vươn ra khu vực.

Boxme đang tìm cách mở rộng hoạt động ở Việt Nam để vươn ra khu vực.

Việt Nam đang dần trở thành một thị trường hấp dẫn trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần thương mại điện tử với số lượng người dùng mua sắm trực tuyến trong năm nay dự kiến đạt hơn 51 triệu người, tăng 13,5% so với năm 2021, với tổng chi tiêu cho bán lẻ trực tuyến đạt 12,42 tỷ USD.

Phần lớn các doanh nghiệp hậu cần ở Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, nên ngành này vẫn bị coi là manh mún, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Một xu hướng đang gia tăng trong ngành hậu cần của Việt Nam là hậu cần bên thứ ba hoặc hậu cần theo hợp đồng, đây là kết quả của sự bùng nổ thương mại điện tử. Tuy nhiên, lĩnh vực này lại đang bị chiếm ưu thế bởi một số ít các công ty đa quốc gia.

Đáng lưu ý, chi phí logistics ở Việt Nam tương đối cao, chiếm 20- 25%, trong khi doanh thu của ngành này vẫn ở mức thấp, chỉ chiếm 4-5% tổng GDP. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp hậu cần trong nước đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ, đặc biệt là thiếu kho bãi hay khu đất hậu cần để tạo điều kiện phát triển các trung tâm phân phối hoặc hậu cần có chất lượng.

Dù mới được thành lập vào năm 2016, nhưng Boxme đang đi tiên phong trong lĩnh vực hậu cần thương mại điện tử tại Việt Nam. Công ty này đang cung cấp dịch vụ cho hơn 600 thương hiệu lớn, bao gồm Panasonic, Colgate, King Power, cùng nhiều thương hiệu khác.

Với nguồn vốn đầu tư mới nói trên, Boxme sẽ hướng tới việc tăng quy mô các trung tâm logistics và khả năng xử lý đơn hàng của mình. Tuy nhiên, để trở thành một công ty công nghệ hậu cần hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á, trước hết Boxme sẽ phải giải quyết các thách thức nói trên ở Việt Nam.